Bài giảng GDKT & PL 11 (Kết nối tri thức) - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

pptx 8 trang Phương Quỳnh 05/01/2025 2570
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng GDKT & PL 11 (Kết nối tri thức) - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_gdkt_pl_11_ket_noi_tri_thuc_bai_17_quyen_bat_kha_x.pptx

Nội dung tài liệu: Bài giảng GDKT & PL 11 (Kết nối tri thức) - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

  1. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  2. Trường hợp 2 đã đề cập đến những hậu quả gì đối với hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Trường hợp 2 để cập đến những hậu quả => tiêu cực về trật tự, an toàn xã hội; tổn thất về tinh thần, sức khoẻ, tiền bạc của công dẫn do hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra.
  3. Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội? => - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng: + Đối với người bị vi phạm: tổn hại về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế + Đối với người vi phạm: bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tổn thất kinh tế, + Đối với gia đình: gây tâm lí tiêu cực: buồn, tức giận ; ảnh hưởng xấu đến danh dự, thể diện gia đình; gây thiệt hại về kinh tế, + Đối với xã hội: gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,
  4. Từ hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, em cần làm gì để bảo vệ quyền này của mình? Học sinh cần: + Tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật để nâng cao hiểu biết cho bản thân về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân + Có ý thức bảo vệ bản thân, tôn trọng thần thể người khác + Tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân với các cơ quan chức năng
  5. Ví dụ 2: M là học sinh trường THPT dân tộc nội trú của tỉnh. Vào dịp Tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người thân chặn đường và bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà. - Hành vi của anh P và người thân đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M. Hành vi chặn đường, bắt M về nhà làm vợ của anh P và người thân chưa được sự đồng ý của M nên đây là hành vi trái phép, không đúng với quy định của pháp luật. => Điều này gây ảnh hưởng đến danh dự và gây tổn thương tâm lí của M
  6. => Kết luận: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tự do và an toàn về thân thể cho mỗi công dân, nghiêm cấm các hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác dưới mọi hình thức.