Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 1) môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 2021-2022 (Có đáp án)

docx 5 trang Phương Quỳnh 28/01/2025 3250
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 1) môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_lop_11_lan_1_mon_ngu_van_truong_thpt.docx

Nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 1) môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GD& ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 11 LẦN 1 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC: 2021- 2022 Môn: Ngữ văn (Đề gồm có 01 tờ) Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau thực hiện các yêu cầu: Thu Vịnh - Nguyễn Khuyến - Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào(1) Chú thích: (1) Ông Đào: tức nhà thơ Đào Tiềm, tự Uyên Minh, đời nhà Tấn, Trung Quốc, từ quan về ở ẩn năm 41 tuổi, nổi tiếng thanh cao. Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản . Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh của thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong bài thơ . Nhận xét ngắn gọn về bức tranh thu trong bài thơ. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “ Nước biếc trông như tẩng khói phủ”. Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến “Phải biết xấu hổ về bản thân” Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng thương vợ của Trần Tế Xương trong bài thơ sau: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 29-30) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM C Phầ â Điể n u Nội dung m I ĐỌC HIỂU 3.0 - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật 1 0,5 - Các hình ảnh của thiên nhiên mùa thu + HS liệt kê được 5-7 hình ảnh cho 0,5 đ + HS liệt kê được 2-4 hình ảnh cho 0,25 đ + HS trích cả câu thơ cho 0,25 đ - Nhận xét ngắn gọn về bức tranh thu: màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh thu bình dị, quen thuộc với làng quê vùng 2 đồng bằng Bắc bộ. (0,5 đ) 1,0 - Biện pháp tu từ: + so sánh . (0,25 đ) + Biểu hiện: “Nước biếc” được so sánh với “Tầng khói phủ”(0,25 đ) - Tác dụng: + Làm nổi bật vẻ đẹp của mặt nước ao thu, cảnh thu trở nên thơ mộng, huyền ảo hơn. (0,25 đ) 3 + Làm câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh. (0,25 đ) 1,0 Gợi ý: - Yêu thiên nhiên, làng quê. - Có tâm hồn tinh tế, thanh cao. - Thái độ khiêm tốn khi đánh giá về bản thân. HS nêu được 2/3 ý cho 0,5 đ 4 HS nêu được 1 ý cho 0,25 đ 0,5 II LÀM VĂN C â u Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản 1 thân về ý kiến “Phải biết xấu hổ về bản thân” 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - 0,2 hợp, móc xích hoặc song hành. 5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:“Phải biết xấu hổ về bản thân” 0,2 5
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận dựa trên những gợi ý sau đây: * Giải thích: Xấu hổ về bản thân là gì? Xấu hổ là cảm giác hổ thẹn, ăn năn, day dứt về những khiếm khuyết hay những lỗi lầm mà bản thân gây ra * Lí giải: vì sao phải biết xấu hổ về bản thân - Sự xấu hổ khiến con người ngần ngại khi phạm lỗi, là lực cản để con người không dấn sâu hơn vào tội lỗi hay những hành vi sai trái. 1,2 - Sự xấu hổ giúp con người có ý thức rèn luyện, học tập, thay đổi, điều chỉnh 5 hành vi theo chiều hướng tích cực để hoàn thiện bản thân. - Xấu hổ về bản thân còn là biểu hiện lòng tự trọng, của thái độ sống khiêm tốn, biết mình, biết người. Nó góp phần nâng cao nhân cách, giá trị của con người. * Đánh giá, mở rộng - Biết xấu hổ về bản thân không có nghĩa là thường trực cảm giác tự ti, mặc cảm, thiếu tự tin về bản thân. - Phê phán những người không biết xấu hổ, hối lỗi về hành vi sai trái của bản thân hoặc những người luôn tự cao, tự đại. * Bài học : - Nhận thức được sự xấu hổ có vai trò quan trọng đối với việc hoàn thiện nhân cách của con người. - Cần nghiêm khắc đối với bản thân, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. : 0,2 d. Chính tả, sáng tạo 5 Cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng thương vợ của Trần Tế Xương trong bài thơ 5,0 “Thương vợ” a/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: thực hiện đúng nhiệm vụ của các phần mở 0,2 bài, thân bài và kết bài. 5 C â u 0,2 2 b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: lòng thương vợ của Tú Xương 5 c/ Triển khai vấn đề HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau * Giới thiệu khái quát về Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ 0,5
  4. * Cảm nhận nội dung:lòng thương vợ của TX - Thể hiện ở sự cảm thông, thấu hiểu sâu sắc của ông Tú đối với nỗi vất vả, khó nhọc và công lao to lớn của bà Tú đối với gia đình ( 1 đ) + Sự vất vả, khó nhọc trong công việc làm ăn của bà Tú:công việc vất vả, không có ngày nghỉ ngơi, địa điểm buôn bán, tính chất đặc thù của công việc đều ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm D/c: Câu 1,3,4 + Công lao của bà Tú đối với gia đình: “nuôi đủ 5 con với 1 chồng” - Thể hiện ở thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú (0,75 đ) + Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con (câu 2- Chú ý giá trị biểu cảm của chữ “đủ”) + Chịu thương, chịu khó (câu 3,4) + Giàu đức hi sinh (câu 5,6): chấp nhận số phận, không kêu ca, phàn nàn, oán trách - Thể hiện ở thái độ tự biết đánh giá nghiêm khắc về bản thân của ông Tú(0,75 đ) + “Thói đời ăn ở bạc”; chỉ những lề thói, quan niệm, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, hà khắc của xã hội phong kiến trong cách đối xử với người phụ nữ; chỉ lối sống, cách đối xử của ông Tú với bà Tú.==> Tú Xương chửi thói đời cũng là chửi chính mình. + Câu kết là lời tự đánh giá nghiêm khắc đối với bản thân của nhà thơ. Ông tự nhận thấy mình là đồ vô tích sự, có cũng như không. 2,5 * Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú được sử dụng thuần thục. - Ngôn ngữ thơ Nôm giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, sử dụng sáng tạo chất liệu dân gian và các từ láy thuần Việt. - Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, quen thuộc, vừ mang tính tả thực, vừa gợi nhiều liên tưởng. 0,5 * Đánh giá chung: Thương vợ là bài thơ hay nhất, cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Thông qua việc ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh, nhà thơ không chỉ thể hiện được tình cảm yêu thương, quí trọng đối với vợ mà còn rất thẳng thắn, nghiêm khắc trong việc tự đánh giá về bản thân. Đây là bài thơ trữ tình nhưng ẩn chứa nụ cười tự trào ngậm ngùi, chua xót. 0,5
  5. d/ Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0, 25 e/ Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0, 25 Tổng điểm toàn bài: 10 điểm