Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 2) môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 2022-2023 (Có đáp án)

doc 4 trang Phương Quỳnh 28/01/2025 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 2) môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_lop_11_lan_2_mon_hoa_hoc_truong_thpt.doc
  • doc402.doc
  • doc403.doc
  • doc404.doc
  • doc405.doc
  • doc406.doc
  • doc407.doc
  • doc408.doc
  • xlsĐáp án kscl hóa 11(2022-2023).xls

Nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 2) môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 Ngày thi: /8/2022 Môn: Hóa Học Thời gian làm bài:60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Mã đề 401 Họ và tên thí sinh: Số báo danh : Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Mn = 55; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ba = 137; Zn = 65; Cu = 64, Br=80. Biết các khí đo ở đktc Câu 1: Dung dịch H2SO4 đặc, nguội không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Nhôm. B. Natri hiđroxit. C. Sắt (III) oxit. D. Kẽm. Câu 2: Oxi không tác dụng được với chất nào sau đây? A. Cl2. B. Na. C. C2H5OH. D. P. Câu 3: Muối ăn có thành phần hóa học chính là? A. KIO3. B. NaI. C. NaCl. D. NaClO. Câu 4: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion? A. Cl2. B. KCl. C. HCl. D. HClO. Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. NaOH. B. NaCl. C. Na2SO4. D. HCl. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam FeO vào 200 ml dung dịch HCl x (M) vừa đủ. Giá trị của x là A. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2. 39 Câu 7: Cho kí hiệu nguyên tử 19 K , nguyên tử K có số khối là A. 39. B. 19. C. 20. D. 58. Câu 8: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy? A. CH4. B. CO2. C. SO2. D. O3. Câu 9: Công thức phân tử của hiđro sunfua là A. SO2. B. H2S. C. H2SO4. D. HCl. Câu 10: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là A. SO2. B. CO2. C. CO2 và SO2. D. H2S. 2- Câu 11: Thuốc thử dùng để nhận biết ion sunfat (SO4 ) là A. dung dịch BaCl2. B. dung dịch AgNO3. C. quì tím ẩm. D. dung dịch Br2. Câu 12: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn? A. Cacbon. B. Nitơ. C. Lưu huỳnh. D. Clo. Câu 13: Đơn chất nào sau đây là chất rắn, màu đen tím ở điều kiện thường? A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2. Câu 14: Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa - khử? A. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O. B. Zn + S→ ZnS. C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O. D. Cl2 + 2NaBr → NaCl + Br2. Câu 15: Trong chất nào sau đây, lưu huỳnh (S) có số oxi hóa +4? A. H2S. B. SO2. C. S. D. H2SO4. Câu 16: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe 2O3 và Fe(OH)3 trong lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối nào sau đây? A. Fe2(SO4)3. B. FeS. C. FeSO4. D. FeSO3. Câu 17: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2 là Trang 1/4 - Mã đề thi 401
  2. A. là chất khử. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. C. là chất oxi hóa. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử. Câu 18: Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm A. Thời gian phản ứng. B. Hiệu suất phản ứng. C. Gia tốc phản ứng. D. Tốc độ phản ứng. Câu 19: Theo chiều từ Li → Na→ K →Rb, tính kim loại của các nguyên tố A. giảm dần. B. tăng dần. C. không đổi. D. giảm rồi tăng. Câu 20: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với axit HCl hoặc khí Cl2 tạo ra cùng một muối clorua? A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg. Câu 21: Hiện tượng quan sát được khi thêm dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột là A. có kết tủa màu trắng. B. dung dịch chuyển sang màu vàng. C. không có hiện tượng. D. dung dịch chuyển sang màu xanh tím. Câu 22: Các nguyên tố xếp ở chu kì 2 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 5. B. 3. C. 6. D. 2. Câu 23: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hoà và 8,96 lít khí H2. Giá trị của m là A. 51,1. B. 42,6. C. 50,3. D. 70,8. Câu 24: Phát biểu đúng là A. Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, ta rót từ từ axit vào nước. B. Công thức hóa học của oleum H2SO4 .nSO2. C. Dung dịch H2SO4 đặc làm đường trắng chuyển sang màu xanh. D. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi dư thu được lưu huỳnh trioxit. Câu 25: Sục từ từ 22,4 lit SO 2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Chất tan trong X là A. Na2SO3, NaHSO3. B. Na2SO3. C. NaHSO3. D. Na2SO3, NaOH. Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng? A. O2 tan nhiều trong nước hơn O3. B. Tính oxi hóa của O2 mạnh hơn O3. C. Ở nhiệt độ thường O2 oxi hóa được Ag. D. O2 và O3 đều có tính oxi hóa mạnh. Câu 27: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k)  2HI (k); H > 0. Cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch khi A. tăng nồng độ H2. B. tăng nhiệt độ của hệ. C. giảm áp suất chung của hệ. D. tăng nồng độ HI. Câu 28: Cho 100 gam dung dịch HX (X: F, Cl, Br, I) có nồng độ 24,3 % trung hoà vừa đủ 300 ml dung dịch KOH 1M. Dung dịch axit trên là A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 29: Một nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. Cho các nhận định sau về X (1) X là một phi kim. (2) X ở chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. (3) X là nguyên tố Clo. (4) Công thức của hợp chất khí của X với hiđro là H2X. Số nhận định đúng trong các nhận định cho ở trên là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 30: Xét phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Lúc đầu nồng độ của Br 2 là 0,012M. Sau 50 giây, nồng độ Br2 là 0,0101M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là A. 3,5.10-5 mol/(l.s). B. 3,5.10-4 mol/(l.s). C. 3,8.10-5 mol/(l.s). D. 3,8.10-4 mol/(l.s). Câu 31: Phản ứng nào sau đây đúng? A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O. B. Fe2O3 + 6H2SO4 đặc nóng→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 3H2O. Trang 2/4 - Mã đề thi 401
  3. C. NaF + AgNO3 → NaNO3 + AgF. D. Fe + Cl2 → FeCl2. Câu 32: Cho 4 lọ X, Y, Z, T, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch: AgNO 3, NaCl, HI, Na2CO3. Biết rằng dung dịch trong lọ Y phản ứng với dung dịch trong lọ Z tạo ra chất khí và phản ứng với dung dịch trong lọ T tạo kết tủa vàng. Lọ X chứa dung dịch A. AgNO3. B. NaCl. C. HI. D. Na2CO3. Câu 33: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X gồm Cl 2 và O2 phản ứng vừa đủ với 9 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 29,95 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là A. 40%. B. 43%. C. 60%. D. 57%. Câu 34: Khí X được thu vào bình như hình vẽ: Khí X có thể là khí nào trong các khí sau? A. SO2. B. O2. C. Cl2. D. HCl. Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sử dụng lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân rơi vãi. B. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 thu được kết tủa đen FeS. C. Dung dịch HF hoà tan được SiO2. D. HCl được điều chế từ NaCl rắn và dung dịch H2SO4 đặc. Câu 36: Cho 5,52 gam hỗn hợp X gồm FeS 2, FeS, Cu2S, MgS và ZnS tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng chỉ thu được dung dịch Y chứa m gam muối sunfat và 5,6 lit khí SO 2 (là sản phẩm khử duy nhất) Thêm từ từ Ba(OH)2 vào dung dịch Y (trong điều kiện không có oxi) thì lượng kết tủa lớn nhất tạo ra Z là 22,29 gam. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán sau: (1). Tổng phần trăm của khối lượng kim loại trong X là 34,783%. (2). Số mol của H2SO4 phản ứng là 0,26 mol. (3). Trong Z có khối lượng của BaSO4 là 16,13 gam. (4). Khối lượng m là 10,32 gam. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,325 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng) thu được 0,08 mol H 2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,12 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H 2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 172,81 gam chất rắn G. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán sau: (1). Tổng số mol của oxi trong X là 0,5 mol. (2). Khối lượng của H2SO4 phản ứng là 67,62 gam. (3). Chất rắn G tan hoàn toàn được hết trong dung dịch HCl dư. (4). Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong Y là 3,25%. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 38: Cho 2,24 lít H2 tác dụng với 4,48 lít Cl 2, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Sục X vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được chứa 29,8 gam chất tan (bỏ qua phản ứng của clo với nước). Hiệu suất phản ứng của H2 và Cl2 là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 60%. Câu 39: Cho các phản ứng hóa học sau: Trang 3/4 - Mã đề thi 401
  4. to (1) KMnO4  khí X + . to (2) Na2SO3 + H2SO4 đặc  khí Y + . (3) FeS + HCl → khí Z + . (4) Fe + H2SO4 loãng → khí T + . Dãy gồm các chất khí đều phản ứng được với dung dịch KOH là A. X, T. B. Y, Z. C. X, Y. D. Y, T. Câu 40: Nung nóng 40,94 gam hỗn hợp gồm KMnO 4 và MnO2 một thời gian, thu được 1,344 lít khí O2 và hỗn hợp rắn X gồm 3 chất. Cho X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thấy có 0,92 mol HCl bị oxi hóa. Khối lượng chất rắn có phân tử khối lớn nhất trong X là A. 20,88 gam. B. 6,32 gam. C. 11,82 gam. D. 22,62 gam. HẾT Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 4/4 - Mã đề thi 401