Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 3) môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 2021-2022 (Có đáp án)

doc 5 trang Phương Quỳnh 28/01/2025 3470
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 3) môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_lop_11_lan_3_mon_ngu_van_truong_thpt.doc

Nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng Lớp 11 (Lần 3) môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GD& ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 11 LẦN 3 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC: 2021- 2022 Môn: Ngữ văn (Đề gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mùa đông đang đến gần Các loài chim bắt đầu thấy lạnh, Rủ nhau bay về Nam lẩn tránh, Dù suốt mùa hè ca ngợi quê hương. Chỉ đại bàng vẫn ngồi im, Lặng lẽ nhìn những vườn cây trụi lá. Khi quê hương gặp những ngày băng giá Đại bàng không bỏ bay đi. (Thơ Raxun Gamzatop, Thái Bá Tân dịch) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 2. Những hình ảnh nào trong bài thơ gợi cho anh/ chị liên tưởng về cách ứng xử của con người với quê hương? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài thơ. Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung trong phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Từ đó nhận xét về tính trữ tình chính trị trong bài thơ. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Câ Điể n u Nội dung m I ĐỌC HIỂU 3.0 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật /văn chương 1 0,75 Những hình ảnh gợi liên tưởng về cách ứng xử của con người với quê hương: các loài chim rủ nhau về Nam lẩn tránh, đại bàng ngồi im, lặng lẽ nhìn những vườn cây trụi lá, không bỏ bay đi. 0,75 2 - Biện pháp tu từ ẩn dụ: các loài chim, đại bàng: chỉ các kiểu người khác nhau (0,5) - Tác dụng: + Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm và tạo sự sinh động cho lời thơ. (0,25 đ) + Gợi cho người đọc liên tưởng cụ thể về những cách ứng xử khác nhau của con người: tìm mọi cách để tồn tại, tìm nơi sung sướng, hạnh phúc để sống, thậm chí sẵn sàng quay lưng lại với quê hương (các loài chim); thủy chung, gắn bó với quê hương đất nước mình ngay cả khi khó khăn (đại 3 bàng).(0,25 ) 1.0 HS có thể lựa chọn thông điệp khác nhau gắn với nội dung, ý nghĩa bài thơ: tình yêu quê hương đất nước; lối sống (cách ứng xử) thủy chung, tình nghĩa 4 0,5 II LÀM VĂN C Câu 1:Từ nội dung trong phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn âu (khoảng 200 chữ) về trách nhiệm của mỗi người với quê hương. 1 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của mỗi người với quê hương 0,25
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận HS trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận dựa trên những gợi ý sau đây: - Giải thích: Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, là cội nguồn nuôi dưỡng, giúp ta hình thành nhân cách, đạo đức, tâm hồn Quê hương còn là nơi ta sống và gắn bó trên đất nước. -Trách nhiệm: + Phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương. 1,25 + Luôn yêu thương, tự hào, thủy chung, tình nghĩa với quê hương đất nước, đặc biệt là lúc quê hương gặp nguy nan. + Hành động cụ thể, thiết thực: tình nguyện góp sức dựng xây khi quê hương còn khó khăn, tiếp thu có chọn lọc văn hóa hiện đại, khoa học tiên tiến để làm giàu cho quê hương đất nước + Cảnh giác với những âm mưu chống phá nhà nước của những kẻ phản động. + Phê phán những con người có lối sống thực dụng, cá nhân vô trách nhiệm, quên đi cội nguồn, quay lưng lại với quê hương (yêu cầu học sinh lấy dẫn chứng) C d. Chính tả, sáng tạo 0,25 âu 2 Anh/chị hãy phân tích bài thơ “Từ ấy” của tố Hữu. Từ đó nhận xét 5,0 về tính trữ tình chính trị trong bài thơ. 1/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: thực hiện đúng nhiệm vụ của các phần mở bài, thân bài và kết bài. 0,25 2/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích bài thơ “Từ ấy” của tố Hữu và nhận xét về chất trữ tình chính trị trong bài thơ. 0,25 3/ Triển khai vấn đề HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau 3.1. Giới thiệu khái quát về Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy” 0,5
  4. - Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học VN hiện đại, lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. - Bài thơ “Từ ấy” thuộc phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên, là tuyên ngôn về lẽ sống và cũng là tuyên ngôn về nghệ thuật của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, tiêu biểu cho tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu. 3.2. Phân tích bài thơ a/ Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê của tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản - Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí chỉ lí tưởng cộng sản, khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng rực rỡ, chói lọi, đem lại những điều tốt đẹp cho con người - Hai động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), chói ( chỉ ánh sáng có sức xuyên thấu) nhấn mạnh tác động to lớn của lí tưởng cộng sản: nó xua tan màn mây mù của ý thức tiểu tư sản, soi sáng nhận thức của nhà thơ. - Hình ảnh so sánh Hồn tôi như một vườn hoa lá diễn tả tác động kì diệu của ánh sáng lí tưởng đến tâm hồn nhà thơ và niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cs. Ánh sáng của lí tưởng cs đã tiếp thêm nhựa sống làm hồi sinh cho tâm hồn nhà thơ. b/ Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống - Động từ buộc: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của nhà thơ - Các cụm từ mọi người, bao hồn khổ: tập thể nhân dân lao khổ, lầm than Lẽ sống mới mà nhà thơ nhận thức được là gắn bó hài hòa cái “Tôi” cá nhân với cái “Ta” chung của tập thể nhân dân. Khi đó tâm hồn nhà thơ có thể trải rộng với cuộc đời, có thể đồng cảm sâu xa với từng con người, có thể tạo nên sức mạnh chung của khối đời. c/ Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ. - Cách xưng hô con, anh, em có tính chất thân tình, ruột thịt: nhà thơ đã tìm được vị trí mới của mình- một thành viên trong đại gia đình quần chúng nhân dân. - Từ chỗ đứng mới, nhà thơ có cái nhìn mới, tình cảm mới với quần chúng nhân dân: vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ Sự đồng cảm, xót thương chân thành d/ Nghệ thuật - Hình ảnh thơ tươi sáng, giàu tính gợi hình và biểu cảm - Ngôn ngữ trong sáng, gỉan dị, giàu nhịp điệu, sử dụng thành công nhiều phép tu từ - Giọng thơ sôi nổi, hào hứng, say mê mà ngọt ngào, tha thiết 2,5 3/3. Nhận xét về tính trữ tình chính trị trong bài thơ - Thơ trữ tình chính trị: thơ có sự hòa quyện giữa yếu tố chính trị và yếu tố trữ tình - Chất trữ tình chính trị trong bài thơ: Bài thơ được gợi hứng từ một sự kiện chính trị quan trọng trong cuộc đời nhà thơ ( Tố Hữu kết nạp Đảng tháng 0,5
  5. 7/1938). Tuy nhiên bài thơ không khô khan mà thấm đẫm chất trữ tình bởi những hình ảnh thơ đẹp, tươi sáng, bút pháp lãng mạn, giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết dễ đi vào lòng người. 3.4. Đánh giá chung - “Từ ấy” là khúc hát reo vui của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi khi bắt gặp lí tưởng cs. Lí tưởng cs đã soi sáng nhận thức, tình cảm, tiếp thêm nhựa sống cho tâm hồn nhà thơ trong hành trình đấu tranh cách mạng. - Bài thơ tiêu biểu cho tính trữ tình, chính trị trong thơ Tố Hữu. 0,5 4/ Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 5/ Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 Tổng điểm toàn bài: 10 điểm