Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_11_so_gddt_bac_ninh_20.pdf
Lich_su_11_KTGK1_23_24_Da_0c8ac.pdf
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Lịch sử – Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Bức tranh bên phản ánh tình trạng nào ở nước Anh đầu thế kỉ XVII? A. Trồng cỏ nuôi cừu. B. Rào đất cướp ruộng. C. Phong điền kiến ấp. D. Đàn áp nô lệ. Câu 2: Lãnh đạo cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là giai cấp nào? A. Tư sản. B. Chủ nô. C. Quý tộc mới. D. Phong kiến. Câu 3: Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở thế kỉ XVI - XVIII là? A. Thống nhất thị trường. B. Giải phóng dân tộc. C. Xác lập nền dân chủ tư sản. D. Giải phóng nô lệ. Câu 4: Tư tưởng Triết học ánh sáng ở Pháp thế kỉ XVIII có giá trị như thế nào? A. Hình thành tư tưởng của giai cấp tư sản, dọn đường cho cách mạng Pháp bùng nổ. B. Xóa bỏ tư tưởng phong kiến, hình thành tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản. C. Dọn đường cho cách mạng tư sản bùng nổ và thắng lợi trên toàn châu Âu. D. Nâng cao tri thức cho toàn dân, thúc đẩy xã hội bước sang một thời kì mới. Câu 5: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII là A. xóa bỏ chế độ nô lệ. B. thiết lập nền quân chủ lập hiến. C. thống nhất tiền tệ, thị trường. D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 6: Sau khi tiến hành cách mạng tư sản, chế độ chính trị nào đã được thiết lập ở Anh? A. Dân chủ chủ nô. B. Quân chủ lập hiến. C. Cộng hòa. D. Quân chủ chuyên chế. Câu 7: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc phương Tây cơ bản hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên các nước châu Á, ngoại trừ A. Nhật Bản, Trung Quốc. B. Nhật Bản, Xiêm. C. Nhật Bản, Triều Tiên. D. Nhật Bản, Mã Lai. Câu 8: Đến cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Hà Lan. Câu 9: Một trong những yếu tố thúc đẩy nền sản xuất của các nước tư bản phương Tây phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là A. buôn bán nô lệ. B. các cuộc chiến tranh đế quốc. C. ứng dụng khoa học kĩ thuật. D. tiến hành cải cách kinh tế. Câu 10: Nhận xét nào là đúng về việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX? A. Phân chia không đồng đều giữa các đế quốc. B. Phân chia đồng đều giữa các đế quốc. C. Chỉ có Anh, Pháp đi xâm lược thuộc địa. D. Chỉ có Đức, Mĩ đi xâm lược thuộc địa. Câu 11: Một trong những đặc điểm mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. các cường quốc tư bản chia nhau thế giới. B. xuất hiện bọn đầu sỏ tài chính. C. xuất hiện các tổ chức độc quyền. D. không ngừng tự điều chỉnh. Câu 12: Một trong những thách thức chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện là? A. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa gia tăng. B. Các cuộc chiến tranh đế quốc bùng nổ. C. Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. D. Tình trạng thất nghiệp, già hóa dân số. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (4,0 điểm) Trình bày tiền đề kinh tế, chính trị của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI - XVIII. Tiền đề kinh tế ở Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã ảnh hưởng đến kết quả các cuộc cách mạng tư sản này như thế nào? Câu 14: (3,0 điểm) Vì sao trong các cuộc cách mạng tư sản ở các thế kỉ XVI - XVIII cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc “đại cách mạng”? HẾT