Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

pdf 2 trang Phương Quỳnh 04/07/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_11_so_gddt_bac_ninh_20.pdf
  • pdfHDCV11GK1_2324_779c8.pdf

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: TỪ ẤY Tố Hữu Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha¹ Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ ² Tháng 7 - 1938 (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 2002) Chú thích: Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế, được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Năm 1938, nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc, ông viết bài thơ Từ ấy, in trong tập thơ cùng tên. Từ ấy là thời điểm Tố Hữu được đón nhận lý tưởng cộng sản đã làm thay đổi cảm xúc, nhận thức và tình cảm trong nhà thơ. (1) Kiếp phôi pha: những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương (2) Cù bất cù bơ: bơ vơ không nơi nương tựa Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình của văn bản. Câu 3: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để chỉ lý tưởng và thể hiện niềm vui sướng, say mê của nhân vật trữ tình trong các câu thơ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Trang 1
  2. Câu 4: Hãy chỉ ra những từ ngữ bộc lộ sự gắn bó, đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ trong các câu thơ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Câu 5: Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình với đại gia đình quần chúng cần lao trong khổ thơ dưới đây: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ Câu 6: Theo anh/chị, nhịp thơ được thể hiện như thế nào qua việc sử dụng phép điệp cấu trúc trong các dòng thơ in đậm? Câu 7: Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của tinh thần đoàn kết (khoảng 5 -7 dòng). II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề văn sau: Câu 1: Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời (Belinski). Câu 2: Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích những nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Từ ấy (Tố Hữu). HẾT Trang 2