Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 (Có đáp án)

docx 1 trang Phương Quỳnh 04/03/2025 2410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_11_so_gddt_bac_ninh_20.docx
  • docxLich_su_11_KTGK2_21_22_Da_46933c13f5.docx

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮ HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Lịch sử – Lớp 11 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Sự kiện nào mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hội nghị Muy-ních được kí kết (1938). B. Quân đội Đức tấn công Ba Lan (1939). C. Liên Xô tham gia chiến tranh (1941).D. Nhật tấn công Trân Châu cảng (1941) Câu 2: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi nào của Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le? A. Mát-xcơ-va.B. Cuốc-xcơ.C. Xtalin-grát.D. Béc-lin. Câu 3: Giữa thế kỉ XX (trước năm 1858), Việt Nam là một quốc gia A. độc lập, có chủ quyền. B. phong kiến phát triển mạnh. C. đang phát triển mạnh mẽ.D. tự trị trong liên hiệp Pháp. Câu 4: Thực dân Pháp chọn bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) là điểm mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam (1858-1884) vì lí do nào sau đây? A. Là trung tâm kinh tế - chính trị. B. Không có quân triều đình canh giữ. C. Pháp đã lập được căn cứ quân sự.D. Làm bàn đạp để tấn công ra Huế. Câu 5: Trong phong trào kháng Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông (Nam Kì) sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) xuất hiện hình thức mới nào sau đây? A. Tị địa.B. Vũ trang.C. Ngoại giao.D. Báo chí. Câu 6: Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình Huế đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? A. Sáu tỉnh Nam Kì. B. Các tỉnh Bắc Kì.C. Đồng bằng Bắc Kì.D. Hà Nội và Trung Kì. Câu 7: Trong hai lần quân Pháp tấn công Bắc Kì (năm 1873 và năm 1882), nhân dân Việt Nam đã giành hai trận thắng tại nơi nào sau đây? A. Ô Quan Chưởng.B. Thành Hà Nội.C. Cầu Giấy. D. Long Biên. Câu 8: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trước nguy cơ chiến tranh thế giới, các đế quốc Anh, Pháp đã thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm A. chuẩn bị thành lập khối Đồng minh. B. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan. D. khuyến khích Nhật tấn công Trung Quốc. Câu 9: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện Đức kí vào văn bản đầu hàng không điều kiện (9-5-1945) có ý nghĩa nào sau đây? A. Chủ nghĩa phát xít đã bị thất bại hoàn toàn.B. Phe phát xít bị đánh bại hoàn toàn trên thế giới. C. Chiến tranh đã kết thúc hoàn toàn ở châu Âu.D. Chiến tranh châm dứt hoàn toàn trến thế giới. Câu 10: Kế hoạch của Pháp khi tấn công Đà Nẵng (1858) và Gia Định (1859) có điểm tương đồng nào sau đây? A. Kết hợp quân sự và ngoại giao. B. Đánh chắc, thắng chắc. C. Chinh phục từng gói nhỏ.D. Đánh nhanh thắng nhanh. Câu 11: Trong quá trình đất nước bị thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), nhân dân Việt Nam có thái độ như thế nào? A. Kiên quyết, chủ động kháng Pháp. B. Từ kiên quyết đến từng bước đầu hàng. C. Bị động theo chỉ đạo của triều đình. D. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao. Câu 12: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp? A. Mở đầu cho phong trào chống cả Pháp và triều đình của nhân dân ta. B. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cuộc kháng Pháp của sĩ phu phong kiến. C. Là hiệp ước đầu tiên thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên cả nước. D. Đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: ( 3,0 điểm) Anh/Chị hãy làm rõ tính chất và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Câu 14: ( 4,0 điểm) a) Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam (1858-1884)? b) Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại? Hết