Giáo án GDQP & AN 11 (Sách mới) - Ôn tập thi học kì 1 (3 tiết) - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án GDQP & AN 11 (Sách mới) - Ôn tập thi học kì 1 (3 tiết) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_gdqp_an_11_sach_moi_on_tap_thi_hoc_ki_1_3_tiet_nam_h.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án GDQP & AN 11 (Sách mới) - Ôn tập thi học kì 1 (3 tiết) - Năm học 2023-2024
- Ngày soạn: 10 tháng 12 năm 2023 Lớp dạy: Khối 11 ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 (3 tiết) KHỐI 11 – MÔN GDQP&AN Giới hạn ôn tập Bài 4. Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân. Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo. Tiết 1. ÔN TẬP BÀI 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU TOÀN BÀI 1. Về kiến thức Bài 4. Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Nêu được nội dung cơ bản, ý nghĩa của môi trường trong pháp luật bảo vệ môi trường; an ninh môi trường (đất, nước, không khí, ), vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do, Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân. Nêu được những kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, phương thức tiến công, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không; Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo. Nêu được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng; cấu tạo, tác dụng của các loại đồ dùng gây nổ; tính năng, cấu tạo, tác dụng của một số loại vật cản và vũ khí tự tạo; Nêu được tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động và nguyên tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK và biết thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết, phân loại được một số loại súng bộ binh, một số loại thuốc nổ, vật cản, vũ khí tự tạo và biết thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng; cấu tạo, tác dụng của các loại đồ dùng gây nổ; tính năng, cấu tạo, tác dụng của một số loại vật cản và vũ khí tự tạo. 3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án; - Súng thật (mô hình), tranh vẽ súng trường CKC, súng tiểu liên AK, súng trung liên RPD, súng diệt tăng B41, súng phóng lựu M79. - Mô hình thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, kíp thường, nụ xùy, dây cháy chậm; tranh phóng to các loại hàng rào, hào chống tăng, vách đứng, - Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint, (nếu có) 2. Đối với học sinh - SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11. - Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. - Mặc trang phục thống nhất theo quy định, đội mũ cứng, đi giày vải. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Nêu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của kì thi. Giới thiệu giới hạn nội dung ôn tập. b. Nội dung: - GV thuyết trình - GV dẫn dắt vào bài học. c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được nội dung GV truyền tải d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của kì thi. - Giới thiệu giới hạn nội dung ôn tập gồm 3 bài: Bài 4. Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân. Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe, tiếp thu kiến thức Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trả lời: Trong bài 4 (5 hoặc 6) gồm những nội dung chính nào? - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS. - GV dẫn dắt vào nội dung ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Bài 4. Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: HS hiểu những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
- b. Nội dung: - GV yêu cầu HS đọc thông tin, tóm tắt nội dung và trả lời câu hỏi. - GV rút ra kết luận. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Những kết luận của GV và HS về: - GV yêu cầu HS đọc lại các nội dung bài học - Những vấn đề cơ bản về môi và tóm tắt nội dung. trường và vi phạm pháp luật bảo vệ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông môi trường. tin để trả lời các câu hỏi trong SHS. - Phòng, chống vi phạm pháp luật - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận bảo vệ môi trường và trách nhiệm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập bảo vệ môi trường - HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS, trả lời câu hỏi. - HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung. - HS rút ra kết luận các nội dung trong SHS - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi: - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu. - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS luyện tập, củng cố các kiến thức đã học về một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, thực hiện yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: HS làm các bài tập phần Luyện tập (SHS tr.28). d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Liệt kê các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc lại những kiến thức đã học và vận dụng trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trong SHS tr.28: Liệt kê các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời: Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay: + Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trong phạm vi cả nước. + Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động. Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ. + Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, như: Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động; + Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường. Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng. Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm, - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. Hoạt động 2: Em hiểu thế nào là chất thải? Theo em, có những loại chất thải nào? Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc lại những kiến thức đã học và vận dụng trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trong SHS tr.28: Em hiểu thế nào là chất thải? Theo em, có những loại chất thải nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học về một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS/ nhóm lần lượt trả lời câu hỏi: * Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (trích Khoản 18 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020). * Phân loại: + Chất thải rắn sinh hoạt, gồm: ● Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; ● Chất thải thực phẩm; ● Chất thải rắn sinh hoạt khác. + Chất thải rắn công nghiệp thông thường, gồm:
- ● Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất; ● Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật; ● Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý. + Chất thải nguy hại: các chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. + Nước thải: chất thải dạng lỏng, bao gồm các loại nước thải từ các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp. + Bụi, khí thải và các chất thải khác: chất thải ở dạng bụi, dạng khí từ sinh hoạt hay các hoạt động sản xuất kinh doanh. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. Hoạt động 3: Nêu các nguyên nhân của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Theo em, nguyên nhân nào là chủ yếu? Vì sao? Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Luyện tập 3 SHS tr.28: Nêu các nguyên nhân của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Theo em, nguyên nhân nào là chủ yếu? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học về các khái niệm liên quan đến một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến, trả lời câu hỏi trước lớp: Một số nguyên nhân của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay: + Nhận thức của một bộ phận người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có thái độ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường. + Những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tính răn đe của các quy định xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn thấp. Theo em, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay là do: nhận thức của một bộ phận người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp có thái độ coi trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn. Từ đó, tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân về bảo vệ môi trường. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. c. Sản phẩm học tập: - Các hình ảnh, bài viết, video phản ánh, minh hoạ về vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường tại khu dân cư (tổ dân phố) nơi sinh sống. - Ý tưởng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và cùng các bạn trong lớp (nhóm) thực hiện. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Thu thập các hình ảnh, bài viết, video phản ánh, minh hoạ về vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường tại khu dân cư (tổ dân phố) nơi sinh sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Từ vấn đề ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường tại khu dân cư (tổ dân phố) nơi sinh sống, em hãy tìm kiếm, thu thập các hình ảnh, bài viết, video phản ánh, minh hoạ về vấn đề đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Xây dựng một ý tưởng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và cùng các bạn trong lớp (nhóm) thực hiện theo ý tưởng tuyên truyền Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Em hãy lựa chọn, xây dựng một ý tưởng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và cùng các bạn trong lớp (nhóm) thực hiện theo ý tưởng tuyên truyền đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV kết thúc bài học. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Ôn lại kiến thức đã học: + Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. + Phòng, chống vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Tiết 2. ÔN TẬP BÀI 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU TOÀN BÀI 1. Về kiến thức Nêu được những kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, phương thức tiến công, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không; 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, phương thức tiến công, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được cách phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không. 3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án; - Tài liệu: Nghị định 74 của Chính phủ ngày 9 tháng 9 năm 2015 về phòng không nhân dân; các video, tài liệu khác có liên quan về phòng không nhân dân. - Một số hình ảnh minh họa, video liên quan đến bài học (nếu có). - Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint, (nếu có) 2. Đối với học sinh - SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11. - Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS ôn tập b. Nội dung: - GV dẫn dắt vào bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nắm được nhiệm vụ ôn tập d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, khi nghe thấy thông báo báo động phòng không, người dân sẽ làm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS. - GV dẫn dắt vào nội dung bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân. a. Mục tiêu: HS sẽ nắm được: - Một số khái niệm: phòng không nhân dân, thế trận phòng không nhân dân và địa bàn phòng không nhân dân. - Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân. - Các lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc lại các kiến thức trong SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi, sau đó tóm tắt nội dung. - GV rút ra kết luận. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về kiến thức phòng không nhân dân. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Những kết luận của GV và - GV yêu cầu HS đọc lại các nội dung trong SHS và HS về: tóm tắt nội dung. - Một số vấn đề chung về - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi PKND trong SHS - Mục tiêu, thủ đoạn tiến Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập công đường không của địch - HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS, trả lời câu - Hoạt động PKND hỏi. - Trách nhiệm thực hiện - HS ghi chép tóm tắt nội dung. PKND - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
- tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về phòng không nhân dân và thực hành các nhiệm vụ cụ thể. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, thực hiện yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: HS làm bài tập phần Luyện tập (SHS tr.35). d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Em không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc lại những kiến thức đã học và vận dụng trả lời câu hỏi bài 1 Luyện tập trong SHS tr.35: Em không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Phòng không nhân dân chỉ có ý nghĩa và được tổ chức thực hiện trong thời chiến. b) Phòng không nhân dân nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân. c) Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân lấy bộ đội Phòng không - Không quân làm nòng cốt. d) Địa bàn phòng không nhân dân chỉ được xác định ở những vị trí trọng yếu trong hệ thống phòng thủ cấp tỉnh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về phòng không nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời: + Không đồng tình với ý kiến a. Vì: công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch. - Không đồng tình với ý kiến c. Vì: lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là dân quân tự vệ và bộ đội địa phương. - Không đồng tình với ý kiến d. Vì: địa bàn phòng không nhân dân được xác định là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc lại những kiến thức đã học và vận dụng trả lời câu hỏi bài 2 Luyện tập trong SHS tr.35:
- Sau khi được tuyên truyền về phòng không nhân dân, các bạn trong lớp tranh luận về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch và có một số ý kiến như sau: Ý kiến 1: Địch tiến công đường không chủ yếu vào các mục tiêu quân sự, nhằm tiêu diệt và phá huỷ phương tiện chiến đấu của ta. Ý kiến 2: Hoả lực phòng không của địch tập trung đánh phá vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Ý kiến 3: Địch sẽ giành quyền làm chủ trên biển và tiến công hoả lực đường không vào đất liền. Em đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của địch để hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời: + Em không đồng tình với 3 ý kiến trên. + Vì: 3 ý kiến trên đều có nội dung đúng nhưng chưa đầy đủ về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 3: Bày tỏ quan điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc lại những kiến thức đã học và vận dụng trả lời câu hỏi bài tập 3 Luyện tập trong SHS tr.35: Có quan điểm cho rằng: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ. Ý kiến của em về quan điểm đó như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về hoạt động phòng không nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời: Em không đồng tình với quan điểm: “Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ”. Vì: + Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân được áp dụng cho tất cả các đối tượng, tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên của các nhà trường. + Việc tổ chức huấn luyện được áp dụng cho tất cả các lực lượng tham gia công tác phòng không nhân dân nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về phòng không nhân dân vào thực tiễn cuộc sống. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. c. Sản phẩm học tập: - Những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. - Hành động xử lí khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng, ) về máy bay địch ném bom. - Những nơi có thể phòng, tránh địch tiến công bằng đường không ở địa phương em. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và chia sẻ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và chia sẻ với các bạn. - GV trình chiếu cho HS tham khảo một số câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc trong chiến tranh chống Mỹ: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 2: Hành động xử lí khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng, ) về máy bay địch ném bom Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng, ) về máy bay địch ném bom, em sẽ hành động như thế nào? - GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bạn thân để xử lí tình huống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Nhiệm vụ 3: Kể những nơi có thể phòng, tránh địch tiến công bằng đường không ở địa phương em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Hãy kể những nơi có thể phòng, tránh địch tiến công bằng đường không ở địa phương em. - GV gợi ý một số nơi như: các hầm trú ẩn cá nhân, hầm trú ẩn công cộng, hang động, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, liên hệ thực tế địa phương để liệt kê. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nộp kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV kết thúc bài học. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Ôn lại kiến thức đã học: + Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân + Mục tiêu, thủ đoạn tiến công đường không của địch + Hoạt động phòng không nhân dân + Trách nhiệm thực hiện phòng không nhân dân. - Làm bài tập trong SBT. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo. Tiết 3: ÔN TẬP BÀI 6. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI SÚNG BỘ BINH, THUỐC NỔ, VẬT CẢN VÀ VŨ KHÍ TỰ TẠO I. MỤC TIÊU TOÀN BÀI 1. Về kiến thức Nhận biết, phân loại được một số loại súng bộ binh, một số loại thuốc nổ, vật cản, vũ khí tự tạo. Nêu được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng; cấu tạo, tác dụng của các loại đồ dùng gây nổ; tính năng, cấu tạo, tác dụng của một số loại vật cản và vũ khí tự tạo; Nêu được tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động và nguyên tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK và biết thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết, phân loại được một số loại súng bộ binh, một số loại thuốc nổ, vật cản, vũ khí tự tạo và biết thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được tính năng, tác dụng của một số loại thuốc nổ thường dùng; cấu tạo, tác dụng của các loại đồ dùng gây nổ; tính năng, cấu tạo, tác dụng của một số loại vật cản và vũ khí tự tạo. 3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án; - Súng thật (mô hình), tranh vẽ súng trường CKC, súng tiểu liên AK, súng trung liên RPD, súng diệt tăng B41, súng phóng lựu M79. - Mô hình thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, kíp thường, nụ xùy, dây cháy chậm; tranh phóng to các loại hàng rào, hào chống tăng, vách đứng, - Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint, (nếu có) 2. Đối với học sinh - SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11. - Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. - Mặc trang phục thống nhất theo quy định, đội mũ cứng, đi giày vải. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại súng sử dụng trong lực lượng vũ trang hiện nay; từ đó, khơi dậy cho các em hứng thú học tập, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung bài học đặt ra. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.36. - GV dẫn dắt vào bài học. c. Sản phẩm học tập: HS kể được tên một số loại súng được sử dụng trong quân đội. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.36: Kể tên một số loại súng được sử dụng trong quân đội mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi: Một số loại súng được sử dụng trong quân đội: + Các loại súng ngắn, như: TT-33; K54; K59; CZ 52; CZ 83, + Các loại súng trường, như: AK-47; AKS; CKC; AK-103; APS; AMD 65, + Các loại súng tiểu liên, như: PPS-43; K-50M; PM-63; PM5k, + Các loại súng bắn tỉa, như: SVD; PSL; PSG-1, + Các loại súng máy, như: NSV; RPD; RPK-74; M-60, + Các loại súng chống tăng, như: RPG-7; RPG-2; RPG-29, - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS. - GV dẫn dắt vào nội dung bài. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Súng bộ binh a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, những hiểu biết chung, tính năng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động và quy tắc của súng tiểu liên AK. Từ đó, biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.36-41, trả lời câu hỏi và tóm tắt nội dung. - GV rút ra kết luận về súng bộ binh. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về súng bộ binh. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Những kết luận của GV - GV yêu cầu HS đọc lại các nội dung trong SHS và tóm và HS về: tắt nội dung. - Súng bộ binh - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi trong - Thuốc nổ, vật cản và vũ SHS khí tự tạo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS, trả lời câu hỏi. - HS ghi chép tóm tắt nội dung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận - HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập