Ôn thi khảo sát Hóa học 11 (Kết nối tri thức) - Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

doc 5 trang Phương Quỳnh 05/01/2025 730
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi khảo sát Hóa học 11 (Kết nối tri thức) - Chương 1: Cấu tạo nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_khao_sat_hoa_hoc_11_ket_noi_tri_thuc_chuong_1_cau_tao.doc

Nội dung tài liệu: Ôn thi khảo sát Hóa học 11 (Kết nối tri thức) - Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

  1. ÔN THI KHẢO SÁT LẦN 1 Dạng 1. Viết cấu hình e→ xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn Bài 1. Viết cấu hình và xác định vị trí của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z=3, 8,10, 11,13, 16, 17, 18, 19, 20, 24, 29, 35. Dạng 2. Từ vị trí → Xác định tính chất của nguyên tố Bài 2. Với Z = 3, 11, 12, 13, 16, 17, 19, 20 → Xác định tính chất của các nguyên tố đó Bài 3. (Lưu ý: Đối với phi kim : hoá trị cao nhất với Oxi + hoá trị với Hidro = 8) Ngtố X có hoá trị 1 trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit cao nhất X chiếm 38,8% khối lượng. Công thức oxit cao nhất, hiđroxit tương ứnga của X là? Bài 4. Hợp chất khí với hidro của ngtố có công thức RH 4, oxit cao nhất có 72,73% oxi theo khối lượng, xác định nguyên tố R Bài 5. Oxit cao nhất của ngtố R là RO 3. Hợp chất khí của R với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R. Bài 6. Oxit cao nhất của R là R 2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối lượng. Tìm R. Bài 7. Hợp chất khí với hiđro của ngtố R là RH 4. Trong oxit cao nhất của R có 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm R. Câu 8: Ngtố A ở chu kì 5, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5. a. Viết cấu hình electron của A, B ? b. Xác định cấu tạo ngtử, vị trí của ngtố B ? c. Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Dạng 3. Viết cấu hình e Bài 8. Hãy viết cấu hình electron : Fe , Fe2+ , Fe3+ , S , S2- , Rb và Rb+ . Biết : ZFe = 26 ; ZS = 16 ; ZRb = 37. Bài 9. Viết cấu hình electron của các ngtử, ion sau : Al ( Z = 13); Al3+; Fe ( Z= 26); Fe2+; Br ( Z= 35); Br-? Câu 80: Nguyên tử Y có Z = 22. a. Viết cấu hình electron ngtử Y, xác định vị trí của Y trong BTH ? b. Viết cấu hình electron của Y2+; Y4+ ? Câu 38. Một ngtử X có tổng số e ở các phân lớp p là 11. Hãy cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?
  2. A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố d. D. nguyên tố f. Câu 39. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây? A. Oxi (Z = 8) B. Lưu huỳnh (Z = 16) C. Flo (Z = 9) D. Clo (Z = 17) Câu 40. Nguyên tử nguyên tố X có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X, Y lần lượt là A. 13 và 15 B. 12 và 14 C. 13 và 14 D. 12 và 15 Câu 41. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp s là 4. Có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình electron phù hợp với X? A. 7 B. 2 C. 6 D. 1 Câu 42. Các electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân cùa nguyên tử nguyên tố X là A. 6 B. 8 C. 14 D. 16 Câu 43. Nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử Y có phân lớp ngoài cùng là 3s. Tổng số electron trên hai phân lớp ngoài cùng là 7. Biết rằng X và Y dễ dàng phản ứng với nhau. Số hiệu nguyên tử của X và Y tương ứng là A. 16 và 11 B. 17 và 12 C. 13 và 15 D. 18 và 11 Câu 44. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố Y có 8 electron trên các phân lớp p. Viết cấu hình electron nguyên tử của Y và cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? 2 2 6 2 2 2 2 6 2 4 A. 1s 2s 2p 3s 3p , Y là phi kim B. 1s 2s 2p 3s 3p , Y là phi kim C. 1s22s22p63s23p1, Y là kim loại D. 1s22s22p63s23p6, Y là khí hiếm Câu 45. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. Nguyên tố A, B là A. Al và Cl B. Si và Cl C. Si và Ca D. Mg và Cl Câu 46. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là A. Al và Br B. Al và Cl C. Mg và Cl D.Si và Br. Dạng 4. Bài toán xác định các loại hạt cơ bản trong nguyên tử Câu 20. Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Điện tích hạt nhân của R là A.20 B. 22 C. 24 D. 26 Câu 21. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là 80 90 45 115 A.35 X B. 35 X C. 35 X D. 35 X Câu 22. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là A.flo B. clo C. brom D. Iot
  3. Câu 23. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt.Nguyên tố X có số khối là A. 27 B. 26 C. 28 D. 23 Câu 24. Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là 38 39 38 39 A.19 K B.19 K C.20 K D. 20 K Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của X là A. 18 B. 17 C. 15 D. 16 Câu 26. Nguyên Tử X có tổng số hạt là 52, số khối là 35. Nguyên tử X là A. Clo B. Oxi C. Nitơ D. lưu huỳnh Câu 27. Nguyên tử X có tổng số hạt là 28,trong đó số hạt không mang điện tích chiếm 35,71% tổng số hạt. Nguyên tử X là A. Clo B. Oxi C. Nitơ D. Flo Câu 28. Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là 16 19 10 18 A.8 X B. 9 X C. 9 X D. 9 X Câu 29. Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là A. 36 và 27. B. 36 và 29. C. 32 và 31. D. 31 và 32. Câu 30. Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17. Số electron của X là A. 21. B. 24. C. 27. D. 26. Câu 31. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt 3+ không mang điện là 22. Tổng số electron trong X và X2O3 lần lượt là A. 23; 76. B. 29; 100. C. 23; 70. D. 26; 76. Câu 32. Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 33. Tổng số hạt cơ bản trong X3- là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Nguyên tử X là A. N. B. P. C. Sb. D. As. Câu 34. Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. Nguyên tử M là A. Na.B. K. C. Rb. D. Ag. Câu 35. Tổng số hạt cơ bản trong X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là A. O. B. S. C. Se. D. C. Câu 36. Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
  4. A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2. Bài 21: Trong phân tử M 2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X là: A. K2O B. Rb2O C. Na2O D. Li2O Bài 22: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là: A. 12 B. 20 C. 26 D. 9 Dạng 5. Bài toán đồng vị 14 15 Câu 1. Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là 7 N (99,63%) và 7 N (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là A. 14,7 B. 14,0 C. 14,4 D. 13,7 40 36 38 Câu 2. Nguyên tố Argon có 3 đồng vị 28 Ar (99,63%), 28 Ar (0,31%), 28 Ar (0,06%). Nguyên tử khối trung bình của Argon là A. 39,75. B. 37,55. C. 39,99. D. 38,25 Câu 3. Một thanh Fe chứa 3 mol Fe trong đó có ba đồng vị 55Fe (2%), 56Fe (97%), 58Fe (1%). Vậy thanh Fe có khối lượng là A. 168 gam B. 167 gam C. 168,2 gam D. 187 gam Câu 4. Nguyên tử khối trung bình của B là 10,82. Bo có 2 đồng vị là 10B và 11B. Nếu có 94 nguyên tử 10B thì có bao nhiêu nguyên tử 11B? A. 405 B. 406 C. 403 D. 428 35 37 Câu 5. Clo có hai đồng vị là 17 Cl; 17 Cl . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3: 1. Nguyên tử lượng trung bình của Clo là A. 35,3 B. 36 C. 35,5 D. 38 63 65 Câu 6. Đồng có 2 đồng vị 29 Cu ; 29 Cu , biết tỉ lệ số nguyên tử của chúng lần lượt là 105: 245. Nguyên tử khối trung bình của Cu là A. 64 B. 64,4 C. 64,6 D. 63 109 Câu 7. Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị Ag chiếm 44%. Biết AAg = 107,88. Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai của Ag là A. 106,78 B. 107,53 C. 107,00 D. 108,23 79 Câu 8. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91.Nguyên tố R có 2 đồng vị. Biết Z R chiếm 54,5%. Nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 có giá trị là A. 80 B. 82 C. 81 D. 85 Câu 9. Khối lượng nguyên tử trung bình của Brôm là 79,91. Brôm có hai đồng vị, trong đó đồng vị 79 35Br chiếm 54,5%. Khối lượng nguyên tử của đồng vị thứ hai sẽ là
  5. A. 77 B. 78 C. 80 D. 81 Câu 10. Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình = 63,54 và có 2 đồng vị X, Y. Biết tổng số khối của 2 đông vị = 128, tỉ lệ số nguyên tử 2 đồng vị X: Y = 0,37. Số khối của 2 đồng vị X và Y là A.63 và 65B.62 và 63C.64 và 65D.62 và 65 63 65 Câu 11. Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. 63 65 Tỉ lệ % đồng vị 29 Cu , 29 Cu lần lượt là A. 70% và 30% B. 27% và 73% C. 73% và 27% D. 64% và 36 % 11 10 Câu 12. Nguyên tố Bo có 2 đồng vị B (x1%) và B (x2%), ngtử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1% là A. 80% B. 20% C. 10,8% D. 89,2% 79 81 Câu 13. Trong tự nhiên, nguyên tố brôm có hai đồng vị 35 Br, 35 Br . Nếu khối lượng nguyên tử trung bình của brôm là 79,91 thì thành phần phần trăm (%) hai đồng vị này là A. 35,0 và 60,0 B. 45,5 và 54,5 C. 54,5 và 45,5 D. 61,8 và 38,2 Câu 20. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35Cl và37Cl . Phần 37 1 16 trăm về khối lượng của 17 Cl chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị 1 H , oxi là đồng vị 8 O ) là A. 9,40% B. 8,95% C. 9,67% D. 9,20% 63 65 Câu 21. Nguyên tố đồng có hai đồng vị bền 29 Cu và 29 Cu . Biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63 63,54. Tính phần trăm hàm lượng của đồng vị Cu trong Cu(NO3)2 (cho O=16, N=14). A. 24,52% B. 9,358% C. 24,59% D. 9,285% 63 65 Câu 22. Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị: 29 Cu; 29 Cu . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63 63,54. Thành phần % về khối lượng của 29 Cu trong CuCl2 là (Biết MCl=35,5) A. 73,0 % B. 27,0 % C. 32,33 % D. 34,18 %