Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_hoc_tap_va_lam_theo.doc
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT
- i SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP NGÀNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Tác giả Sáng kiến : Nguyễn Thị Lệ Mỹ Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT Tiên Du số 1 Bộ môn : Lịch sử TIÊN DU, THÁNG 02 NĂM 2024
- ii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp Ngành Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành 1. Tên sáng kiến: Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Lịch sử 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ - Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Tiên Du số 1 - Địa chỉ: Xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0912019877 - Fax: Email:mysutd1@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Tên chủ đầu tư: - Cơ quan, đơn vị: - Địa chỉ: 6. Các tài liệu kèm theo: Tiên Du, ngày 18 tháng 02 năm 2024 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Mỹ
- iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/02/2023. 3. Các thông tin cần bảo mật : 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tình trạng và nhược điểm của giải pháp cũ) 4.1. Qua nhiều năm giảng dạy Lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn đồng thời làm sao để giáo dục được đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Để đạt được kết quả đó cần phải tìm những phương pháp tích cực, những biện pháp giáo dục gần gũi mà lắng sâu, có tác dụng giáo dục tốt vậy nên việc tích hợp lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, có thể đạt được hiệu quả cao lại rất gần gũi với học sinh. Giáo viên cần có sự hiểu biết một cách logic về kiến thức Lịch sử đồng thời phải hết sức sáng tạo linh hoạt về phương pháp để có thể giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài học Lịch sử đã được tích hợp về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực tế học Lịch sử là một môn học về những gì đã diễn ra trong quá khứ để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Lịch sử là “thầy dạy của cuộc sống”, học Lịch sử tốt sẽ có tinh thần nhân ái, yêu thương đồng loại sẽ có cái nhìn khách quan, tư duy logic và duy vật biện chứng đồng thời học tốt Lịch sử cũng sẽ được giáo dục về tinh thần yêu nước, tinh thần hăng say lao động, tinh thần đoàn kết góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Như vậy Lịch sử là bộ môn có tác dụng giáo dục rất tốt đối với học sinh nhưng trên thực tế do cách dạy của một số giáo viên và tư duy của một bộ phận
- iv không nhỏ trong xã hội đã làm cho bộ môn này bị hạn chế và đã có không ít người có cái nhìn xem thường với bộ môn Lịch sử. Nhưng chúng ta thử hình dung nếu như không được giáo dục tốt về đạo đức và nhân cách thì những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ như thế nào kể cả các em là những người có tài nhưng không có “đức” thì cũng “vô dụng”. Chưa kể đến khi các em là những người thờ ơ với đất nước, với những công lao của bao thế hệ đi trước đã cống hiến cho đất nước ta để có được ngày hôm nay, các em cũng không được giáo dục sâu sắc về tinh thần đoàn kết không biết quý sức lao động thì các em sẽ trở thành những công dân như thế nào và đất nước của chúng ta sẽ ra sao khi những chủ nhân tương lai của đất nước thờ ơ, vô cảm trước tất cả chỉ biết hưởng thụ cuộc sống và chỉ biết nghĩ đến lợi ích của chính mình. Chắc chắn rằng điều đó sẽ hết sức nguy hiểm với các em, nguy hiểm với cả xã hội tương lai của chúng ta bởi giáo dục không phải là một việc làm có thể có hiệu quả ngay trong một lúc. Sản phẩm của giáo dục là sản phẩm lâu dài và phải được kết hợp bởi nhiều yếu tố mới có thể tốt được. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó tôi đã đúc rút kinh nghiệm và tiến hành thử nghiệm ở nhiều lớp để xây dựng những bài giảng tích hợp giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong đó có sáng kiến kinh nghiệm về “Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, suốt cả cuộc đời của Người đã hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho đất nước cho nhân dân Việt Nam, hết lòng hết sức phụng sự cho Tổ quốc và nhân dân. Tấm gương đạo đức của Người là tấm gương của một con người bình thường mà vĩ đại; tấm gương của một bậc vĩ nhân Thế giới mà rất gần gũi, rất Việt Nam. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là cuộc vận động có ý nghĩa trong cán bộ đảng viên mà có ý nghĩa rộng khắp đối với toàn dân tộc ở mọi lứa tuổi trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với các em học sinh THPT đang ở lứa tuổi có nhiều biến động lớn. Tấm gương đạo đức và
- v tấm gương về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện học sinh bởi ở Người luôn tỏa sáng một đạo đức cao cả một sự hi sinh to lớn, Người là kết tinh những giá trị đạo đức tinh túy của dân tộc, là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ, tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và giáo dục con người mới Việt Nam thực sự ngày càng được hiện thực hóa sinh độngPhương pháp dạy học thụ động - Thầy đọc, trò chép: Trong giờ học lịch sử thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thậm chí, hiện tượng đọc chép còn tràn lan. 4.2 Dạy học Lịch sử là dạy những gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm cho học sinh có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Giáo viên Lịch sử cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình để không những tạo hứng thú học tập cho các em mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức cho các em bởi “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy, học tập hời hợt. Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống xã hội nên một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng Sáng kiến tập trung nghiên cứu cách thức tiến hành và sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giảng dạy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhthông qua một số bài giảng trên lớp, bài tập về nhà cho học sinh, các bước chuẩn bị để có thể đạt hiệu quả cao, những nguyên tắc để thực hiện có hiệu quả. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
- vi Nhận thức được vị trí vai trò to lớn của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục tri thức, đạo đức cho học sinh tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Bước 1: Giáo viên chuẩn bị chu đáo các tài liệu dạy học Bước 2: Hướng dẫn công tác chuẩn bị bài cho học sinh Bước 3: Kết hợp linh hoạt các hoạt động dạy học Bước 4: Thu hút học sinh tham gia các hoạt động dạy học Bước 5: Tổ chức các hoạt động dạy học Bước 6: Kiểm chứng các kết quả đạt được *Kết quả của sáng kiến Trước khi áp dụng: Tỉ lệ học sinh không thích học lịch sử chiếm khoảng 66,6% Tỉ lệ học sinh thích học lịch sử chiếm khoảng 22,2% Tỉ lệ học sinh rất thích học lịch sử chiếm khoảng 1,2% *Sau khi áp dụng : Tỉ lệ học sinh không thích học lịch sử giảm xuống còn 33,3% Tỉ lệ học sinh thích học lịch sử giảm xuống còn 44,4% Tỉ lệ học sinh không thích học lịch sử giảm xuống còn 22,3% 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Phạm vi áp dụng của sáng kiến: HọcHọc lớp 12, Trường THPT Tiên Du số 1 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến - Góp phần vào việc giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học có hiệu quả. Giúp cho giáo viên kết hợp một cách nhuần nhuyễn, khoa học giữa các kiến thức liên môn trong giảng dạy môn lịch sử. - Làm cho bộ môn lịch sử trong trường phổ thông thực sự trở thành một môn học hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ học lịch sử.
- vii - Để môn lịch sử thực sự góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh, giáo dục truyền thống, đạo đức, rút ra những bài học kinh nghiệm, những quy luật cuộc sống. Xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều nguy cơ. Một trong những nguy cơ lớn đối với đất nước đó là thế hệ trẻ không học, không biết lịch sử dân tộc. Vì vậy dạy học lịch sử như thế nào để ít nhất “Dân ta phải biết sử ta’. Sự phát triển xã hội dựa trên nền tảng là cội nguồn dân tộc. Vậy môn lịch sử góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội. Môn lịch sử sẽ giúp học sinh có được những hiểu biết về quá khứ, những cách nhìn nhận xã hội một cách chân thực, khách quan. SKKN sẽ góp một phần vào việc thay đổi cách nghĩ, cách dạy, cách học môn lịch sử hiện nay. Như vậy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích cho quá trình giảng dạy lịch sử ở bậc THPT. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) Nguyễn Thị Lệ Mỹ
- viii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 Phần 2. NỘI DUNG 4 Chương 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP 4 1. Về phía giáo viên 4 2. Về phía học sinh 4 Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHẤP MANG TÍNH KHẢ THI 6 2.1. Giải pháp thứ 1: Nhận biết các nhóm bài tập lịch sử 6 2.2. Giải pháp thứ 2: Một số yêu cầu chung khi sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử đối với giáo viên và học sinh 13 2.3. Giải pháp thứ 3: Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 18 Chương 3. KIỂM CHỨNG TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI 27 3.1. Mục đích thực nghiệm 27 3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 27 3.3. Nội dung thực nghiệm 27 3.4 . Phương pháp tiến hành thực nghiệm 27 Phần 3. PHẦN KẾT LUẬN 29 Phần 4. PHỤ LỤC 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
- ix DANH MỤC VIẾT TẮT Tên từ viết tắt Tên đầy đủ 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. THPT Trung học phổ thông 4. ĐVĐ Đặt vấn đề 5. SGK Sách giáo khoa 6. CNPX Chủ nghĩa phát xít 7.PPDH Phương pháp dạy học 8.GQVĐ Giải quyết vấn đề
- 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến . Mục đích nghiên cứu của sáng kiến: Sáng kiến tập trung nghiên cứu về những nội dung của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và những biện pháp cách thức thực hiện để tích hợp tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bài dạy nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần hình thành và phát triển đạo đức cho học sinh. Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên, tôi xin trao đổi với các đồng nghiệp về bộ môn với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử THPT. 2.Tính mới và ưu điểm nổi bật của SK- Sáng kiến đưa ra một số những giải pháp nhằm thay đổi cách dạy và học lịch sử ở trường THPT - Giúp học sinh ghi nhớ và yêu thích các sự kiện lịch sử. Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục học sinh trở thành một công dân tốt, biết sống và làm việc có lí tưởng mục đích. Tiên Du số 1, năm học 2022 – 2023. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là học sinh lớp 11,12 THPT. - Cơ sở nghiên cứu: Sáng kiến dựa trên cơ sở những nội dung chính về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài dạy của chương trình Lịch sử12 để lồng ghép, cách thức thực hiện tích hợp, những nguồn tài liệu về dạy học tích hợp vv. . Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu và dạy thử nghiệm nhiều bài. - Phương pháp trao đổi đàm thoại với giáo viên, với học sinh - Phương pháp điều tra: Thông qua các bài tập, bài kiểm tra của học sinh để lấy số liệu so sánh đối chiếu kết quả. - Phương pháp tổng hợp kiến thức. . Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến.
- 2 Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức tiến hành và sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giảng dạy thông qua một số bài giảng trên lớp, bài tập về nhà cho học sinh, các bước chuẩn bị để có thể đạt hiệu quả cao, những nguyên tắc để thực hiện có hiệu quả. 3. Đóng góp của sáng kiến Đề tài cung cấp những biện pháp giúp định hướng những nội dung cơ bản của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và một số phương pháp, một số kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy học Lịch sử, đồng thời đề tài cũng giúp định hướng xây dựng và giảng dạy một số bài dạy cụ thể theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT - Giúp học sinh nắm vững kiến thức lịch sử dễ dàng hơn và sâu hơn. Góp phần vào việc giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học có hiệu quả. Giúp cho giáo viên kết hợp một cách nhuần nhuyễn, khoa học giữa các kiến thức liên môn trong giảng dạy môn lịch sử. - Làm cho bộ môn lịch sử trong trường phổ thông thực sự trở thành một môn học hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ học lịch sử. - Để môn lịch sử thực sự góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh, giáo dục truyền thống, đạo đức, rút ra những bài học kinh nghiệm, những quy luật cuộc sống. Như vậy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích cho quá trình giảng dạy lịch sử ở bậc THPT
- 3 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP 1. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh và tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn Lịch sử. 1.1. Thuận lợi. Đa số học sinh ngoan, có ý thức cầu tiến, có ý thức học tập, Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn quan tâm, kịp thời, chỉ đạo sâu sát. Trong xã hội, các cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh được phổ biến và khá rộng rãi thu hút được sự quan tâm của xã hội. Trước yêu cầu của cuộc sống, mà ở các trường học ngày nay, dạy học chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức đã trở nên lỗi thời. Trường học không chỉ truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin dữ liệu mà còn phải dạy cách xử lí nó như thế nào. Học là học cách học, cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tránh dạy học mang tính giáo điều, nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Ngược lại, kiến thức phải là nền tảng, là phương tiện để khơi gợi, đánh thức năng lực trong mỗi học sinh nhằm mục đích nắm vững kiến thức trong điều kiện phát triển trí thông minh, tính tích cực độc lập và sáng tạo của các 1.2. Khó khăn: Một số học sinh còn thờ ơ với bộ môn Lịch sử bởi quan niệm môn Lịch sử dài, nhiều sự kiện khó ghi nhớ. Hơn nữa tư tưởng coi trọng các môn tự nhiên hơn vẫn còn trong suy nghĩ của một bộ phận học sinh và phụ huynh. Vì thế nên việc học sinh chú trọng học tập bộ môn Lịch sử sẽ bị hạn chế. Những vấn đề đó cũng tác động tiêu cực đến việc chủ động tiếp nhận và nắm vững kiến thức Lịch sử của các em, làm cho việc học tập Lịch sử của các em có phần hạn chế. Học sinh khối 12 có tâm lí chú trọng ưu tiên cho môn thi Đại học. 2. Nội dung cơ bản về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng, Người đã dày công xây dựng nền đạo đức cách mạng Việt Nam. Người đã phát triển lý luận đạo đức Chủ nghĩa Mác Lê nin và kế thừa xuất sắc tinh hoa của dân tộc. Người đã tự tu dưỡng, rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực nhất, là tấm gương trong sáng về đạo đức cách mạng. Đó là di sản văn hóa vô giá của cả dân tộc ta và Đảng ta, là cống hiến đặc sắc của Người với dân tộc, với loài người. Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình cảm bao la của mình cho thế hệ thiếu niên, Nhi đồng, luôn quan tâm đến những chủ nhân tương lai của đất nước. Thấm
- 4 nhuần lời dạy của Người, trong gia đoạn hiện nay chúng ta càng cần bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho các thế hệ học sinh hơn. Về nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có rất nhiều nội dung nhưng tựu chung lại tập trung vào giáo dục theo những nội dung sau: - Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. - Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. - Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. - Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. - Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
- 5 Chương2 NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục học sinh trở thành một công dân tốt, biết sống và làm việc có lí tưởng mục đích. 2.1 Biện pháp thực hiện. Để giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm góp phần phát triển nhân cách cho học sinh giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ về những nội dung cơ bản của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó nghiên cứu kĩ từng bài, từng mục trong chương trình Lịch sử THPT để lồng ghép tích hợp theo các phương pháp tích cực và sử dụng những kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh để việc tích hợp thật nhẹ nhàng sâu lắng, đi vào lòng người, có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh nên giáo viên cần thực hiện những biện pháp sau: Cần tìm hiểu kĩ và rút ra những chủ đề quan trọng nhất có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh trong những tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện tích hợp lồng ghép trong giảng dạy đặc biệt là trong hoạt động chủ động tìm hiểu kiến thức của học sinh và thực hiện giao nhiệm vụ tìm hiểu bài cho học sinh ở nhà thông qua các hoạt động dự án, để học sinh chuẩn bị nội dung hoạt động nhóm và báo cáo. 2.2 Nội dung và cách thức thực hiện. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy môn Lịch sử đạt kết quả cao không cứng nhắc thì giáo viên phải lựa chọn những nội dung kiến thức, phương pháp tích hợp sao cho phù hợp với trình độ của học sinh và tình hình thực tế của địa phương.Tránh trình trạng biến giờ dạy Lịch sử thành giờ kể chuyện về đạo đức cách mạng về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh vì vậy học sinh cảm thấy khô khan, nhàm chán, hiệu quả giáo dục thấp. Muốn làm được điều đó giáo viên phải thực hiện đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tích hợp nội dung bài học lịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. - Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tránh tình trạng lan man, quá tải làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhồi nhét.
- 6 - Việc giáo dục tư tưởng nói chung và đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây: + Trình bày, khai thác nội dung sự kiện. + Nêu kết luận khái quát về sự kiện. + Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện trong hoạt động thực tiễn về tiếp thu kiến thức mới. - Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh. - Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung, giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh. - Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học để có hiệu quả giáo dục được nâng cao. Để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học Lịch sử theo tôi giáo viên phải thực hiện trình tự theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung giảm tải để xác định những bài học có sở nội dung thích hợp với việc tích hợp, ưu thế trong việc tích hợp. Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học để tìm mối liên hệ và xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt của học sinh. Bước 3: Xác định địa chỉ tích hợp giáo dục (tích hợp vào mục nào của bài, phần nào trong từng mục). Như vậy giúp cho giáo viên tích hợp phù hợp với nội dung kiến thức của từng bài, tránh trình trạng gượng ép hoặc tích hợp một cách chung chung không cụ thể dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp. Bước 4: Xác định chủ đề và mức độ giáo dục. Có 2 dạng giáo dục tích hợp là tích hợp từng phần hay liên hệ với 5 chủ đề sau: - Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. - Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. - Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. - Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. - Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Bước 5 Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu có liên quan đến việc dạy học tích hợp. Bước 6: Xác định phương pháp dạy học tích hợp cho phù hợp với từng nội dung cụ thể của bài học (Chọn phương pháp tối ưu nhất phù hợp với từng kiểu bài kinh tế, văn hoá - xã hội, quân sự). Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của tiết dạy.
- 7 Trong quá trình giảng dạy Lịch sử THPT bản thân tôi đã nghiên cứu và thống kê những bài học sau đây ở các khối lớp11,12 nhưng chủ yếu là nội dung kiến thức Lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 là có tiềm năng trong việc tích hợp giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong giảng dạy với những chủ đề và nội dung giáo dục như sau: Lớp Tên bài Chủ đề tích hợp Mức độ Nội dung tích hợp tích hợp Bài 24: Giáo dục tinh -Ảnh hưởng của CM tháng Mười Việt Nam thần đấu tranh, ý và CM thế giới đến VN trong những thức trách nhiệm Liên hệ -Phong trào yêu nước và phong trào 11 năm Chiến đối với đất nước. công nhân (1919-1925) tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) 12 Bài12: Phong Giáo dục tinh Liên hệ Những hoạt động của NAQ ở nước trào dân tộc thần vượt qua ngoài (1919-1925). dân chủ ở mọi khó khăn Những hoạt động của Nguyễn Ái Việt Nam gian khổ quyết Quốc tìm thấy con đường cứu trong những tâm tìm đường nước, giải phóng dân tộc. năm (1919- cứu nước 1925) Những hoạt động của NAQ ở nước ngoài (1919- 1925) 12 Bài 13: Ý thức trách Từng -Vai trò công lao của NAQ đối với Phong trào nhiệm đối với phần, việc thống nhất 3 tổ chức Cộng Sản dân tộc dân đất nước mục: thành ĐCSViệt Nam. chủ ở Việt Hội nghị -Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Chính Nam trong thành lập cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đề những năm ĐCS VN ra đường lối cơ bản của CM Việt 1925- 1930. Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- 8 12 Bài14: Phong Giáo dục tinh Liên hệ Trong những năm 1930-1931, ở trào CMVN thần đấu tranh Việt Nam diễn ra một phong trào trong những của giai cấp đấu tranh của công-nông dưới sự năm 1930-công nhân và lãnh đạo của Đảng. 1935 nông dân chống ĐQ, PK giành ĐLDT 12 Bài16: Phong Liên hệ thấy Liên hệ CTTG thứ hai bùng nổ, quân phiệt trào giải được tinh thần Nhật vào Đông Dương, hàng loạt phóng dân và quyết tâm đấu các cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nổ tộc và Tổng tranh của Hồ Chí ra: Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và khởi nghĩa Minh. Binh biến Đô Lương. tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( Tiết 1). 12 Bài 17: Giáo dục tinh Liên hệ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng Nước Việt thần yêu nước, đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân Nam dân chủ những sách lược dân ta đã tiến hành đấu tranh chống cộng hòa từ khôn khéo mềm giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài sau ngày dẻo của Hồ Chí chính và giặc ngoại xâm. 2/9/1975 đến Minh trong việc trước ngày đối phó với thù 19/12/1976. trong giặc ngoài. 12 Bài18: Giáo dục tinh Liên hệ Khi Pháp quyết tâm cướp nước ta Những năm thần yêu nước một lần nữa, thì Người ra Lời kêu đầu của cuộc quyết tâm chống gọi toàn quốc kháng chiến, thể hiện kháng chiến Pháp của Người quyết tâm và đường lối kháng chiến toàn quốc của dân tộc ta. chống thực dân Pháp (1946-1950) 12 Bài 19: Giáo dục tinh Liên hệ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính Bước phát thần yêu nước phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí triển mới của quyết tâm chống Minh đã đưa cuộc kháng chiến cuộc kháng Pháp của Người chống Pháp phát triển. Với các sự chiến toàn kiện Hồ Chí Minh trực tiếp ra trận quốc chống ở chiến dịch Biên giới 1950, Bác thực dân tham gia chủ trì đại hội toàn quốc Pháp (1950- lần thứ hai của Đảng (1951) giáo
- 9 1953) dục tinh thần không sợ hi sinh, gian khổ trực tiếp tham gia chiến dịch, xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ hai. 12 Bài20: Kháng Giáo dục tấm Liên hệ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chiến toàn gương tận tuỵ ngày càng phát triển, quân và dân quốc chống đối với cách đã mở các cuộc tiến công chiến thực dân mạng Việt Nam lược trong Đông-Xuân 1953-1954, Pháp kết thúc của Người. đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên thắng lợi Phủ góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị bàn kế hoạch đánh Điện Biên Phủ. 12 Bài 21: Liên hệ với tấm Liên hệ Trong những năm 1954-1965, nhân Xây dựng gương Bác Hồ, dân hai miền thực hiện hai nhiệm CNXH ở giáo dục tinh vụ chiến lược khác nhau: miền Bắc miền Bắc, thần lao động, tiến hành công cuộc xây dựng chủ đấu tranh chiến đấu cho nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu; chống đế học sinh miền Nam chống Mĩ và tay sai quốc Mĩ và giành nhiều thắng lợi. chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) 12 Bài 22: Liên hệ với tấm Liên hệ Trong những năm 1965-1973, nhân Nhân dân hai gương Bác Hồ, dân ta vừa trực tiếp chiến đấu miền trực tiếp giáo dục tinh chống Mĩ ở miền Nam, đánh bại kháng chiến thần lao động, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chống đế tương thân, chiến tranh vừa sản xuất ở miền quốc Mĩ xâm tương ái cho học Bắc. lược, miền sinh. Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương ( 1965- 1973)
- 10 12 Bài 23: Liên hệ với tấm Liên hệ Cả nước tập trung cho cuộc Tổng Khôi phục gương Bác Hồ, tiến công và nổi dậy, giải phóng kinh tế xã hội giáo dục tinh hoàn toàn miền Nam, thống nhất ở miền Bắc, thần chiến đấu đất nước. giải phóng thực hiện Di hoàn toàn chúc thiêng liêng miền Nam của Người. ( 1973- 197) 12 Bài 24: Giáo dục tinh Liên hệ Thông qua sự kiện thống nhất đất Việt Nam thần đoàn kết nước về mặt Nhà nước. trong Những của Hồ Chí năm đầu sau Minh. đại thắng mùa Xuân 1975 12 Bài 26: Đất Giáo dục tinh Liên hệ Tiến hành công cuộc đổi mới của nước trên thần lao động Đảng và nhân dân ta. đường đổi sáng tạo mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) 3. Cách thức thực hiện ở một số bài cụ thể: Ví dụ 1: Khi dạy tiết 15, 16 bài 12 trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT: Mục 3: “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925)”. Chủ đề tích hợp của bài này là giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng. Trước hết, giáo viên gợi ý giúp học sinh nhớ lại những nét chính về hoạt động của Người từ năm 1911 đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Người đã ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng, bôn ba khắp các châu lục và làm nhiều nghề để sống từ phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết rồi sau đó quay trở về Pháp. ( Giáo viên khai thác Hình 1: Hành trình tìm đường cứu nước và Hình 2 Tàu La tu sơ trong phần Phụ lục 1) - Giáo viên phát vấn: Nêu những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, ý nghĩa của những hoạt động đó? - Học sinh thảo luận rồi trả lời. - Giáo viên kết luận: Sau chiến tranh thế giới I, năm 1919 các nước thắng trận họp tại Vec-xai - Pháp để phân chia thành quả chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918), Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách 8 điểm” đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách không được các nước đế quốc
- 11 đếm xỉa đến nhưng qua đó đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc nhận ra rằng muốn cứu nước giải phóng dân tộc không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải dựa vào sức mình là chính. Từ sự kiện này giáo viên liên hệ và phân tích chỉ rõ để học sinh nhận thấy được muốn thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp học hành thì không thể ỷ lại mà phải tự mình vận động, học hỏi, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức để có thể toại nguyện được ước mơ. Phải có ý chí không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và luôn cố gắng. - Giáo viên nêu vấn đề: Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê nin. Việc Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê nin có ý nghĩa gì? - Học sinh thảo luận, trả lời. - Giáo viên phân tích, đọc đoạn tư liệu viết về cảm xúc của Người: “Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.!”. Như vậy việc đọc Luận cương giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, con đường cách mạng vô sản. (Giáo viên khai thác hình 3, 4: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội của Dảng xã hội Pháp ở thành phố Tua và Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê nin trong Phụ lục 1). Qua nội dung tích hợp trên giáo viên đã giáo dục cho học sinh tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt được mục đích của mình đề ra, không trông chờ, phó thác hoặc nhụt chí trước những khó khăn, thử thách. Ví dụ 2: Chủ đề tích hợp là ý thức trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc. Khi dạy Bài 13 chương trình Lịch sử 12 THPT: Phần II: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở mục 1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929. Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu trong mục 1 sách giáo khoa Lịch sử 12 trang 86 và nêu câu hỏi: Với sự ra đời 3 tổ chức cộng sản, phong trào cách mạng Việt Nam có những ưu điểm, hạn chế gì? Học sinh nêu về ưu điểm và hạn chế: + Ưu điểm ba tổ chức cộng sản ra đời thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ theo xu thế khách quan của lịch sử, chứng tỏ khuynh hướng vô sản đang chiếm ưu thế. + Hạn chế: Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ. Giáo viên phát vấn: Yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là gì? Học sinh nêu yêu cầu cấp bách cần phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.