Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí Lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

pdf 31 trang Phương Quỳnh 28/01/2025 1330
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí Lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_tro_choi_trong_day_hoc.pdf

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí Lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

  1. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 3 Thực trạng công tác dạy và học Địa lí ở trường THPT a 3 Thuận Thành số 3. b Tính cấp thiết của biện pháp. 5 2 Nội dung biện pháp 6 a Khái niệm và phân loại 7 b Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học Địa lí. 8 c Nguyên tắc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 8 d Cách thức thực hiện 8 e Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân 10 3 Thực nghiệm sư phạm 25 a Mô tả cách thức thực nghiệm 25 b Kết quả thực nghiệm 25 c Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 27 4 Kết luận 27 5 Kiến nghị, đề xuất 28 a Đối với tổ, nhóm chuyên môn 28 b Đối với lãnh đạo nhà trường 28 c Đối với sở GD-ĐT 28 PHẦN III TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 PHẦN IV MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 28 PHẦN V CAM KẾT 31 1
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên THPT: Trung học phổ thông KH-XH: Kinh tế - xã hội 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ U-sun-ski – một nhà giáo dục danh tiếng của nước Nga cho rằng: “Trong học tập không có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của sự cưỡng ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người ta ngày thêm mai một, nó sẽ làm cho người ta ngày một thờ ơ với loại hình hoạt động này”. Có thể nói hứng thú học tập có tác động rất lớn đến thành tích, kết quả học tập của học sinh. Hơn nữa, mục đích của giáo dục nói chung và giảng dạy địa lí nói riêng là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để người học có thể tự học suốt đời. Do đó hiệu quả của giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc làm thế nào để người học tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình đó, mà hứng thú học tập là một trong những gốc rễ quan trọng tạo nên tính tích cực đó. Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được triển khai thì yêu cầu dạy và học cần phải thay đổi để hướng tới mục tiêu của chương trình: Đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là giáo viên tạo ra được nhu cầu và động lực học tập cho các em hay chính là tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học Địa lí. Làm được điều ấy thì chúng ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu dạy học và hơn thế nữa. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết a, Thực trạng công tác dạy và học môn Địa lí ở trường THPT Thuận Thành số 3 *Thuận lợi: - Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV và HS hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3
  4. - Hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường tương đối đầy đủ, đồng bộ: máy chiếu, bảng tương tác, hệ thống âm thanh, máy tính là thuận lợi rất lớn để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. - Đội ngũ giáo viên môn Địa lí trường THPT Thuận Thành số 3 có chuyên môn vững, nhiệt huyết, sáng tạo, ham học hỏi, luôn đi đầu trong phong trào đổi mới dạy học tại trường. - Trường nằm trên địa bàn dân cư có truyền thống hiếu học , đó là lợi thế để giáo viên dễ dàng khơi gợi niềm đam mê học tập nói chung và môn Địa lí nói riêng. * Khó khăn: - Theo quan niệm của xã hội, của cha mẹ học sinh và một bộ phận học sinh thì môn Địa lí là một môn học phụ nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học. - Nhiều HS học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học, nhất là học sinh các lớp ban khoa học tự nhiên. - Thực tế xã hội môn Địa lí chưa đáp ứng nhu cầu về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề. - Về phía GV: Để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, chủ yếu GV tự nghiên cứu, tìm hiểu nên trong quá trình áp dụng đôi khi chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy nên các em học sinh chưa có ý thức tự giác trong các giờ học, không hứng thú với môn Địa lí. Nhiều học sinh học môn Địa lí thường tiếp thu một cách thụ động, nắm kiến thức mơ hồ, ghi nhớ máy móc. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Tình trạng học chống đối, học cho xong, thậm chí không muốn học diễn ra ở một bộ phận lớn học sinh các lớp. Và dẫn đến hiệu quả dạy học bộ môn chưa cao. Qua điều tra khảo sát về thực trạng : “Hứng thú của học sinh trong giờ học Địa lí” của học sinh khối 11- trường THPT Thuận Thành số 3, năm học 2020- 2021 khi chưa sử dụng biện pháp, tôi thu được kết quả như sau: 4
  5. 7% 25% Rất hứng thú 25% Hứng thú Bình thường Không hứng thú 43% Hình 1: Mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học Địa lí Chỉ có 32% học sinh có hứng thú trong giờ học Địa lí, tỉ lệ đó chưa đủ để tạo nên một giờ học thành công. b, Tính cấp thiết của biện pháp Trong quá trình nhận thức của con người sự hứng thú giữ vai trò hết sức quan trọng. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, luật giáo dục có đề cập đến vấn đề là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”.Một khi các em đã có hứng thú, có niềm vui sẽ tạo cho các em tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Hơn nữa, Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn. Đồng thời, địa lí còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Với hy vọng phần nào giúp bản thân dạy tốt hơn môn Địa lí, để Địa lí không xa lạ chán nản với các em, góp phần nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt tri thức và nhân cách.Vì vậy, tôi đã suy nghĩ và luôn trăn trở: “Làm thế nào để học sinh có hứng thú học Địa lí?” Những năm học gần đây, trong quá trình tăng cường sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tôi nhận thấy việc sử dụng một số trò 5
  6. chơi trong các giờ học mang lại nhiều hiệu quả. Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá, ham hiểu biết, kích thích sự chủ động sáng tạo và giúp các em học tập tốt hơn. Giáo viên có thể chủ động lựa chọn những trò chơi phù hợp với từng nội dung của bài học để khai thác, mở rộng, nâng cao kiến thức với các mức độ chơi khác nhau, từ dễ đến khó; cùng ôn tập và củng cố kiến thức đã học, làm giảm sự đơn điệu, khô khan của bài học, tránh được lối “học chay, học vẹt” của học sinh. Nhiều học sinh yếu kém đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập, có niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí. Qua bài báo cáo này, tôi xin chia sẻ biện pháp : “Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh’’ mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Địa lí lớp 11 ở Trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 3 thời gian qua. 2. Nội dung biện pháp *Cơ sở lí luận xây dựng biện pháp Đối tượng làm việc của giáo viên là vô cùng đặc biệt, đó là học sinh – là một con người và cụ thể là giáo viên phải làm việc với bộ não con người. Đó là một bộ máy vô cùng phức tạp, hoạt động dựa trên một số quy luật. Hiểu nguyên tắc hoạt động của não bộ con người chúng ta sẽ hiểu quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh diễn ra như thế nào, từ đó có những giải pháp phù hợp để kích thích nhu cầu, tạo động lực học tập cho học sinh đạt kết quả cao. Não bộ con người hoạt động dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, não bộ con người có giới hạn ghi nhớ nhất định .Trong một khoảng thời gian não chỉ có thể ghi nhớ được một lượng thông tin nhất định. Nếu được cung cấp quá nhiều thông tin cùng một lúc, dễ dẫn đến ghi nhớ thông tin sai lệch, thông tin bị bóp méo. Thứ hai, Não bộ ghi nhớ tốt nhất khi nó được hoạt động, được xử lí thông tin. Vì vậy cần tích cực trao cơ hội cho học sinh được xử lí thông tin thì quá trình học tập sẽ đạt hiệu quả cao, thay vì bị “nhét” thông tin vào một cách thụ động. Thứ ba, Não bộ có xu hướng ghi nhớ rất nhanh những thứ độc đáo, khác biệt. Từ đây, giáo viên cần tạo sự độc đáo, khác biệt trong bài học để thu hút học sinh. Thứ tư, não bộ đặc biệt ấn tượng với những điều quen thuộc, có ý nghĩa. Càng quen thuộc bao nhiêu thì càng nhớ lâu bấy nhiêu. Nghĩa là giáo viên dùng những thứ quen thuộc, có ý nghĩa trong cuộc sống để ẩn dụ hóa những kiến thức 6
  7. hàn lâm trong bài học. Từ đó, kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu với học sinh. Thứ năm, não bộ hoạt động hiệu quả khi có nhu cầu. Giáo viên phải là người tạo ra các nhu cầu học tập.Tạo ra các thử thách giúp học sinh mong muốn vượt qua các thử thách ấy. Thứ sáu, kết hợp hoạt động của hai bán cầu não mang lại hiệu quả cao. Kết hợp trong bài giảng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, màu sắc để kích thích sự hoạt động của cả hai bán cầu não. Từ đó quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh đạt hiệu quả. Trò chơi chính là phương tiện hiệu quả để trao cơ hội xử lí thông tin một cách chủ động cho học sinh, trò chơi tạo ra thách thức mà các em muốn vượt qua, trò chơi chính là sự độc đáo , khác biệt trong bài học để lôi cuốn học sinh và đặc biệt những trò chơi công nghệ còn kích thích sự hoạt động của cả 2 bán cầu não. Với những ưu thế trên, sử dụng trò chơi trong giảng dạy Địa lí đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Từ những cơ sở trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp:“Sử dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh’’ a,Khái niệm và phân loại - Khái niệm:“ Phương pháp dạy học bằng trò chơi là việc giáo viên cung cấp và tổ chức cho học sinh tiến hành các trò chơi có nội dung tri thức được gắn với nội dung bài học. Qua đó, học sinh khai thác được vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Hệ quả là học sinh thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và kĩ năng hành động (trí óc và chân tay) sau khi kết thúc trò chơi”. (Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường – Phan Trọng Ngọ). - Phân loại trò chơi dạy học. Theo tiến trình bài dạy, trò chơi trong dạy học địa lí được chia làm 3 nhóm: + Nhóm trò chơi khởi động: là những trò chơi ngắn, diễn ra trong khoảng 3 đến 5 phút. Đây là những trò chơi sử dụng vào đầu tiết học, nhằm kết nối giữa kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, từ đó tạo không khí vui vẻ trong lớp học, tạo hứng thú cho học sinh trong tiếp nhận bài học mới. + Nhóm trò chơi dẫn dắt hình thành kiến thức mới: được tổ chức trong các hoạt động học tập nhằm hình thành kiến thức cho học sinh. Mục đích để học sinh tích cực tìm tòi, phát hiện kiến thức của bài, học sinh chủ động tham gia vào bài học, 7
  8. phát triển các kĩ năng xử lí tình huống, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống + Nhóm trò chơi ôn tập và củng cố kiến thức: tạo sân chơi học tập, giúp HS củng cố lại kiến thức bài học nhưng không căng thẳng và mệt mỏi sau khi học xong bài học, rèn trí nhớ và khả năng tư duy giúp các em khắc sâu kiến thức. b, Ý nghĩa của các trò chơi trong dạy học. -Giúp học sinh hào hứng, chủ động khám phá kiến thức: Trò chơi là một cách chuyển giao nhiệm vụ học tập sinh động, hấp dẫn đến học sinh vì nó tạo ra các thử thách mà HS rất muốn vượt qua. Hay nói cách khác, trò chơi làm nâng cao chỉ số cảm xúc trong qua trình học tập của HS mà chỉ số cảm xúc còn quan trọng hơn chỉ số thông minh. -Rèn cho HS khả năng phản ứng nhanh, quyết đoán trong các tình huống, tăng cường năng lực xử lí thông tin, thuyết trình, phản biện vấn đề. - Thông qua các trò chơi HS học được cách tôn trọng và lắng nghe đồng thời còn giáo dục cho HS về tình đoàn kết, tình đồng đội, trung thực, kỷ luật tập thể. c, Nguyên tắc sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí - Đảm bảo tính khoa học và vừa sức với học sinh: Thiết kế các trò chơi trong các hoạt động nhận thức cần rõ ràng, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Đưa trò chơi vào bài học đúng lúc, đúng nội dung, có sự hấp dẫn để thu hút sự chú ý và tích cực tham gia của tất cả học sinh. Không nên sử dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết học mà nên kết hợp với nhiều hoạt động nhận thức khác. - Đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn: Cần chọn lọc nội dung dạy học, coi trọng việc khai thác vốn sống, kinh nghiệm hiểu biết thực tế của các em khi tham gia trò chơi. - Đảm bảo tính khả thi: Thiết kế các trò chơi phải quan tâm đến kinh tế, ít tốn kém, dễ thực hiện mà vẫn hấp dẫn với học sinh. - Đảm bảo phát triển khả năng tự lực và tư duy của học sinh: Phát huy cao độ ở học sinh các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp thông qua các hoạt động chơi. Dưới sự dẫn dắt và hướng dẫn của giáo viên của các em tự lực phân tích được các sự kiện, hiện tượng địa lí, biết khái quát, hệ thống hóa cũng như vận dụng các tri thức địa lí vào thực tiễn học tập. Giáo viên cần tổ chức các trò chơi khéo léo và hợp lí để tạo được hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. d,Cách thức thực hiện 8
  9. - Chuẩn bị: Xác định mục tiêu trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu của dạy học. Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và khả năng của học sinh. Thiết kế nội dung trò chơi, luật chơi, cách tổ chức trò chơi. Các phương tiện, đồ dùng sẽ sử dụng để tổ chức trò chơi. Chuẩn bị phần thưởng(nếu có). - Tổ chức trò chơi: + Bước 1: Giới thiệu trò chơi, cách chơi và lựa chọn học sinh tham gia chơi Giáo viên giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi, cách chơi và chơi thử (nếu cần). Sau đó lựa chọn học sinh tham gia trò chơi bằng cách chỉ định hoặc bốc thăm ngẫu nhiên (nếu tổ chức cho cả lớp cùng chơi thì không cần lựa chọn) + Bước 2: Tổ chức thực hiện trò chơi Học sinh tham gia trò chơi dưới sự giám sát của giáo viên hoặc học sinh do giáo viên và lớp bầu ra. Khi học sinh chơi giáo viên phải quan sát để biết được cử chỉ thái độ để từ đó có cách giáo dục phù hợp. Trong quá trình chơi giáo viên có thể linh động thay đổi so với dự kiến. Không nên quá nguyên tắc, cứng nhắc. + Bước 3: Tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có) GV đóng vai trò là người trọng tài phải xử lí tình huống khách quan, không thiên vị. Tuyên bố đội chơi (người chơi thắng cuộc). Khen thưởng cộng điểm hoặc quà, vỗ tay Với đội thua hình phạt nhẹ nhàng, nên động viên người chơi bị thua. - Kết thúc: Tiến hành đánh giá nhận xét về những kết quả của trò chơi học tập. Cùng HS chốt lại các kiến thức có liên quan. e, Quá trình thực hiện biện pháp của bản thân Sau khi tìm hiểu cách thức để thực hiện một trò chơi trong một tiết học địa lí bản thân tôi đã lên kế hoạch lựa chọn nội dung các bài học trong chương trình địa lí lớp 11 sẽ sử dụng trò chơi. Xác định mục tiêu các trò chơi đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của các bài học, từ đó lựa chọn trò chơi phù hợp. Đồng thời kết hợp với các phương tiện, phần mềm tham khảo trên mạng xây dựng trò chơi sao cho hiệu quả nhất. Trong thời gian qua tôi đã sử dụng rất nhiều các trò chơi trong các hoạt động khởi động/giới thiệu bài mới, hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động củng cố sau mỗi bài, trong tiết ôn tập cụ thể: Stt Trò chơi đã Luật chơi Áp dụng vào nội dung sử dụng bài học 9
  10. 1 Ai nhanh -Giáo viên nêu một chủ đề -Khởi động hơn (nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm -Hình thành kiến thức ghi nhanh ra giấy các thông tin (VD: Bài 1 mình biết về chủ đề đó trong Bài 8 – tiết 1 một khoảng thời gian ngắn. Bài 9-tiết 1 -Kết thúc thời gian, nhóm nào Bài 10 – tiết 1 ghi được nhiều thông tin đúng Bài 11- tiết 1) nhất sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng có thể là món quà nhỏ do giáo viên chuẩn bị hoặc điểm thưởng tùy ý. 2 Tranh tài -Giáo viên giao nhiệm vụ cho - Hoạt động hình thành hung biện các nhóm làm việc. kiến thức -Đại diện các nhóm lên trình -Ví dụ: bày nội dung của nhóm mình +Bài 3: Một số vấn đề dưới hình thức trò chơi “Tranh mang tính toàn cầu. (Mục tài hùng biện”, có phản biện lẫn II. Môi trường) nhau. +Bài 4: Thực hành: Tìm -Nhóm nào trình bày, phản biện hiểu những cơ hội và tốt nhất (theo tiêu chí giáo viên thách thức của toàn cầu đưa ra) sẽ chiến thắng. hóa với các nước đang phát triển. -Giáo viên tổng kết, khen ngợi và trao thưởng. 3 Đôi bạn -Giáo viên giao nhiệm vụ cá -Hình thành kiến thức cùng tiến nhân cho học sinh (3-5p) Áp dụng phổ biến trong - 2 học sinh cùng bàn trao đổi, các nội dung bài học. trình bày vấn đề cho nhau nghe (có thể cho mỗi HS nghiên và thống nhất nội dung của cứu 1 nội dung, sau đó nhóm.(3 phút) trao đổi nội dung với -Giáo viên mời nhóm bất kì nhau, GV gọi HS trình bày trình bày nội dung. nội dung được bạn trao 10
  11. -Các nhóm khác nhận xét, bổ đổi cho. Điểm tính cho cả sung hai) - Giáo viên đánh giá, cho điểm cả 2 bạn trong nhóm 4 Đi tìm ẩn số - Giáo viên đưa ra các mảnh -Khởi động hình ghép được đánh số. Chia Ví dụ: đội chơi Bài 5: Một số vấn đề của - Mỗi đội được 1-2 lượt chọn. châu lục và khu vực Mỗi câu trả lời đúng được 10đ. ( khởi động) Sai, các đội khác được quyền Bài 8: Liên bang Nga (tiết trả lời. 1 – khởi động) -Đội nào giải mã được hình ảnh Bài 10: CHND Trung Hoa phía dưới các mảnh ghép nhận được 20 điểm - Đội ghi được nhiều điểm nhất là độ chiến thắng. 5 Ai là triệu -Giáo viên thiết kế 10 câu hỏi -Kiểm tra bài cũ. phú tương ứng từ dễ đến khó. Mỗi -Củng cố kiến thức câu trả lời đúng được 1 điểm. -Hình thành kiến thức - Trả lời đúng 5 câu đầu đươc 5 Ví dụ: Bài 5- tiết 3 điểm và 5.000 đ Bài 7 – tiết 1 - Từ câu số sau mỗi câu đúng được công thêm 1 điểm và 1.000đ. Sai quay về mức 5.000đ và 5 điểm. - Từ câu số 5, người chơi có thể dừng cuộc chơi. Trả lời sai quay về mức 5 điểm và 5.000 đ. 6 Vòng quay Học sinh quay vòng quay và trả -Kiểm tra bài cũ. may mắn lời câu hỏi tương ứng. Quay - củng cố kiến thức. vào ô nào nhận phần thưởng - Hình thành kiến thức. hoặc số điểm của câu đó. Ví dụ: Bài 8 – tiết 1 Bài 11- tiết 1,2 11
  12. 7 Vượt -Chia lớp thành 2 đội chơi: 2 - Hình thành kiến thức. chướng ngại dãy trong là đội 1, 2 dãy ngoài -Củng cố kiến thức. vật là đội 2. Ví dụ: Bài 6- tiết 1, 2 -Có 10 hàng ngang tương ứng Bài 7 – tiết 1,2 với 10 câu hỏi . HS đội nào giơ tay nhanh nhất được trả lời. Đúng 1 câu được 10 điểm. Nếu trả lời sai, đội còn lại được quyền trả lời và ghi điểm tương ứng. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. 8 Mảnh ghép -Giáo viên thiết kế nội dung -Củng cố kiến thức trong bí mật kiến thức bài học trên các mảnh tiết ôn tập giữa kì, cuối kì. ghép, sau đó in ra và cắt rời , trộn đều lên. -Giao cho các nhóm học sinh. Nhóm học sinh cùng nhau ghép các mảnh với nhau thành nội dung kiến thức chính xác. Hết thời gian đổi bộ mảnh ghép với các nhóm khác đến khi ghép hết các bộ. -Giáo viên kiểm tra và cho điểm. Nhóm nào nhanh và chính xác sẽ chiến thắng. 9 Nhanh như -Giáo viên chia lớp thành 2 -Khởi động. chớp nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 5 -Hình thành kiến thức. thành viên (số lượng thành viên - Củng cố kiến thức. 12
  13. tùy vào thời gian và yêu cầu -Ví dụ: Bài 5, bài 6, bài 7. của giáo viên), các thành viên 2 đội lần lượt tham gia trò chơi “nhanh như chớp” theo hình thức đối kháng trực tiếp. Nếu trả lời sai, thành viên đó sẽ bị loại. Đội thắng cuộc là đội có số thành viên còn lại nhiều nhất. Số lượng câu hỏi tùy giáo viên chuẩn bị. 10 Đánh bài - Giáo viên chia lớp làm 4 Ôn tập giữa kì và cuối kì. nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát 1 bộ bài gồm 36 lá bài, (trong đó có 18 câu hỏi và 18 câu trả lời). các nhóm sẽ chia đều các lá bài cho thành viên. Sau đó tiến hành chơi. Câu hỏi sẽ đánh trước, sau đó ai có câu trả lời tương xứng sẽ đáp trả lại, và giành quyền đi tiếp. Nhóm nào hết bài trước và chính xác nhóm đó sẽ giành chiến thắng. 11 Pac man -Giáo viên chia lớp làm 2 đội - Hình thành kiến thức. chơi là Pacman A, Pacman B. - Củng cố kiến thức. -2 đội phải hoàn thành các yêu - Bài 1, bài 2, cầu mà GV đưa ra. Mỗi yêu cầu có thể là 1 nhiệm vụ học tập. - Mỗi câu trả lời đúng, đội được cộng 10 điểm. Đội nào trả lời sai, đội còn lại được quyền trả lời, đúng được cộng 10 điểm của câu hỏi đó. 13
  14. -Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều điểm sẽ chiến thắng. Hoặc giáo viên có thể xây dựng một tiết học thành một trò chơi lớn như: Chinh phục, cuộc đua kì thú, Mỗi hoạt động sẽ là một cuộc đua của các nhóm học sinh, trong đó giáo viên lồng ghép những trò chơi nhỏ vào các hoạt động. Trải qua tất cả các phần thi, tổng kết điểm và tìm ra đội chiến thắng. Áp dụng trò chơi trong dạy học là điều không mới song để thực hiện hiệu quả trò chơi rất cần sự nhiệt tình sáng tạo của người thầy. Người thầy lúc này là nhà sản xuất, nhà biên kịch, là người dẫn chương trình, “người phán xử” với rất nhiều “vai diễn” khác nhau. Nhờ vậy môn học địa lí không còn tẻ nhạt và nhàm chán mà luôn hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Sau đây là một số ví dụ cụ thể : Một số trò chơi khởi động Trò chơi “Ai nhanh hơn” * Mục đích: Đây là trò chơi gần giống với kĩ thuật dạy học “tia chớp”, nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng phản ứng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. * Ví dụ: Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội) -Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn (4 dãy bàn), yêu cầu HS ghép nhóm nhỏ (4 người). -Bước 2: Phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5 phút, các nhóm sẽ thực hiện 2 lượt chơi: Lượt 1: 3 phút: các nhóm nhỏ thảo luận ghi thông tin vào giấy A4 được phát, mỗi thông tin không dài quá 1 dòng tập. Lượt 2: 2 phút, 4 nhóm lớn luân phiên ghi lên bảng các thông tin mình đã thảo luận (theo hình thức tiếp sức, mỗi HS được lên 1 lần) (Để gây tò mò và tăng tính hấp dẫn, GV sẽ nêu chủ đề sau cùng và phát hiệu lệnh “Bắt đầu”) Nhóm có nhiều thông tin nhất ở mỗi lượt sẽ đạt điểm 10 và giảm dần điểm số theo thứ tự. Điểm số của trò chơi là tổng điểm của 2 lượt. Ở mỗi lượt, không kể thông tin ngắn dài, điểm được tính trên tổng số thông tin nhóm đã ghi ra được trong thời gian qui định. Với các thông tin lạ, gây thắc mắc, nhóm phải giải trình, nếu thỏa mãn yêu cầu sẽ được cộng thêm 1 điểm trên điểm tổng, không thỏa mãn sẽ bị gạch bỏ thông tin đó. 14
  15. -Bước 3:Tiến hành chơi: Chủ đề: “Hãy cho tôi biết bạn biết gì về đất nước Hoa Kỳ ” -Bước 4:Tổng kết và trao thưởng. Trò chơi “Đi tìm ẩn số ” *Mục đích: Tạo sự tò mò, khám phá kiến thức của học sinh. Rèn luyện kĩ năng phán đoán, tư duy logic. Tăng thêm hiểu biết cho bản thân. *Ví dụ: Bài 8: Liên bang Nga – tiết 1: Tự nhiên và dân cư và xã hội - Bước 1: GV giới thiệu trò chơi, luật chơi: + Lớp chia thành 4 đội chơi + Mỗi đội được chọn 1 mảnh ghép và trả lời trong vòng 10 giây, tương đương số điểm là 10 + Nếu không trả lời được, đội đầu tiên giơ tay bổ sung sẽ được 10 điểm nếu trả lời đúng, sai trừ 5 điểm. + Mỗi câu trả lời đúng sẽ lật được 1 mảnh ghép. + Khi chưa hết tất cả mảnh ghép, nếu đội nào tìm được ẩn số, giơ tay trả lời sẽ có 30 điểm; khi hết mới đoán ra thì được 20 điểm. - Bước 2: Tiến hành chơi - Bước 3: Gv tổng kết và trao thưởng. Trò chơi “Nhanh như chớp” *Mục đích: Xây dựng tinh thần hợp tác làm việc cho HS. Phát huy sự nhanh nhậy, quyết đoán của HS. Tạo không khí sôi nổi cuốn hút HS vào bài học. *Ví dụ: Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực- Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi - Bước 1: GV phổ biến luật chơi và chọn HS chơi. GV trình chiếu câu hỏi, HS nào ra hiệu lệnh trước được trả lời. Đúng được tiến lên 1 bước, sai lùi 1 bước. Cơ hội giành cho HS còn lại, nếu vẫn không trả lời được thì các bạn phía dưới sẽ được trả lời, đúng được điểm. Người thắng là người ở vị trí cao hơn. - Bước 2: Tiến hành chơi Câu hỏi Câu 1: Con sông dài nhất thế giới? Câu 2: Kênh đào nổi tiếng nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ? Câu 3: Hoang mạc lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Nam cực và vùng Bắc cực? 15
  16. Câu 4: Quốc gia nổi tiếng với những kim tự tháp cổ đại? Câu 5: Quốc gia chiếm gần 1 nửa số vàng khai thác được trên thế giới? - Bước 3: GV tổng kết và trao phần thưởng cho HS chiến thắng. Trò chơi hình thành kiến thức Trò chơi “ Đôi bạn cùng tiến” * Mục đích: Giúp HS lĩnh hội kiến thức chủ động, tích cực thông qua hoạt động xử lí thông tin, chia sẻ thông tin, trình bày kiến thức, nhận xét kiến thức. *Ví dụ: Bài 7 -Tiết 2: EU- Hợp tác, liên kết để cùng phát triển - Lựa chọn nội dung xây dựng trò chơi: I. Thị trường chung Châu Âu 1. Tự do lưu thông - Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện + GV giao nhiệm vụ cá nhân cho HS: “Dựa vào nội dung SGK hãy tìm hiểu : Nội dung và ý nghĩa của 4 mặt tự do lưu thông”? (Thời gian: 3 phút) + 2 bạn cùng bàn chia sẻ nội dung mình vừa tìm hiểu cho nhau nghe, thống nhất nội dung chung của cả 2 (2 phút) +GV gọi bất kì 1 HS trình bày phần nội dung vừa thống nhất. Gọi thêm 1 vài đại diện nữa để so sánh phần trình bày của các cặp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. - Bước 2: Tiến hành trò chơi. - Bước 3: GV đánh giá, trao thưởng. Trò chơi “ Tranh tài hùng biện” * Mục đích: Rèn cho học sinh khả năng thuyết trình, tự tin trước đám đông. * Ví dụ: Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu Lựa chọn nội dung xây dựng trò chơi: Mục I. Dân số Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 ngôi sao có ghi các câu hỏi: + Ngôi sao 1: Trình bày vấn đề Bùng nổ dân số. + Ngôi sao 2: Trình bày vấn đề già hóa dân số. - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: “Dựa vào mục I-SGK và hiểu biết bản thân, hãy lập sơ đồ tư duy về vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số” (thời gian: 5 phút) - Bước 2: Đại diện nhóm lên bốc thăm lựa chọn chủ đề và trình bày trong 3 phút. Các nhóm khác phản biện. 16
  17. - Bước 3: Kết thúc trò chơi, cả lớp sẽ lựa chọn người hùng biện hay nhất. Giáo viên tổng kết, khen ngợi và trao thưởng. Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” *Mục đích: Giúp HS rèn luyện trí nhớ, trí thông minh và phản ứng nhanh; tạo hứng thú học tập cho HS. *Ví dụ: Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên và dân cư - Lựa chọn nội dung xây dựng trò chơi: II. Dân cư - Bước 1: Hướng dẫn HS tham gia: +Giao nhiệm vụ cho cặp HS qua phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhiệm vụ: Nghiên cứu mục II-SGK, bảng 6.1,6.2, hình 6.3, hoàn thành các nội dung sau bằng sơ đồ tư duy (Thời gian: 5 phút) 1. Gia tăng dân số: 2. Thành phần dân cư 3. Phân bố dân cư + Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi: 2 dãy trong là đội 1, 2 dãy ngoài là đội 2. Có 7 hàng ngang tương ứng với 7 câu hỏi về dân cư Hoa Kì. HS đội nào giơ tay nhanh nhất được trả lời. Đúng 1 câu được 10 điểm. Nếu trả lời sai, đội còn lại được quyền trả lời và ghi điểm tương ứng. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. - Bước 2: Tiến hành chơi Hàng ngang số 1: Gồm 7 chữ cái. Xét về mặt dân số, Hoa Kì được xem là một nước Hàng ngang số 2: Gồm 6 chữ cái. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng dân số Hoa Kì? Hàng ngang số 3: Gồm 14 chữ cái. Một trong những lợi ích mà dân nhập cư mang đến cho Hoa Kì? Hàng ngang số 4: Gồm 6 chữ cái. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu dân số Hoa Kì? Hàng ngang số 5: Gồm 10 chữ các.Thành phần dân cư chiếm phần lớn tỉ trọng dân cư Hoa Kì? Hàng ngang số 6: Gồm 7 chữ cái. Khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất Hoa Kì. 17
  18. Hàng ngang số 7: Gồm 8 chữ cái.Người dân Hoa Kì chủ yếu sống ở các thành phố . - Bước 3: Tổng kết và trao thưởng Trò chơi củng cố kiến thức Trò chơi “Mảnh ghép bí mật” * Mục đích: Tái hiện và khắc sâu kiến thức cho HS. Tăng cường kĩ năng làm việc nhóm *Ví dụ: Trong tiết ôn tập kiểm tra giữa kì 1. Chuẩn bị ở nhà của GV: 4 bộ mảnh ghép (in thành 12 bộ, mỗi bộ 4 bản) như sau: Câu hỏi ở 1 mảnh, câu trả lời ở mảnh kế tiếp. Chủ đề bộ mảnh ghép 1: gồm bài học: Bài 1: Sự tương phản trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa 2 nhóm nước, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Chủ đề bộ mảnh ghép 2: Nội dung bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu. Chủ đề bộ mảnh ghép 3: Gồm bài học 5 : Một số vấn đề của khu vực và châu lục (tiết 1,2) Chủ đề bộ mảnh ghép 4: Gồm bài học 5 : Một số vấn đề của khu vực và châu lục (tiết 3) Các mảnh ghép được thiết kế trên powerpoint, cắt ra thành các mảnh khác nhau và trộn lên. 18
  19. - Bước 1: Gv phổ biến luật chơi. Chia lớp làm 8 nhóm ( Mỗi nhóm 5 HS). Trong thời gian 5 phút. Phải ghép xong các mảnh ghép. Hết 5 phút, các nhóm cử thành viên kiểm tra lẫn nhau, Gv cho điểm.Tiếp tục như vậy, các nhóm đổi bộ mảnh ghép cho nhau đến khi mỗi nhóm ghép đủ 4 bộ. -Bước 2: HS chơi. GV quan sát và hỗ trợ HS. -Bước 3: GV tổng kết 4 lần chơi, nhận xét và cho điểm nhóm tốt nhất. Trò chơi “Ai là triệu phú”. * Mục đích. - Giúp HS tái hiện lại kiến thức của bài học. Tạo không khí vui vẻ, hồi hộp với phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Rèn khả năng tự tin, quyết đoán trong mọi tình huống. *Ví dụ: Bài 5:Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á Bước 1: GV phổ biến luật chơi. + Có 10 câu hỏi tương ứng từ dễ đến khó. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. + Trả lời đúng 5 câu đầu đươc 5 điểm và 5.000 đ + Từ câu số sau mỗi câu đúng được công thêm 1 điểm và 1.000đ. Sai quay về mức 5.000đ và 5 điểm. + Từ câu số 5, người chơi có thể dừng cuộc chơi. Trả lời sai quay về mức 5 điểm và 5.000 đ. GV đưa ra 1 câu hỏi nhanh để chọn HS tham gia chơi: Tổ chức khủng bố nào đã gây ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ? Bước 2: Tiến hành chơi. Câu 1: Đặc điểm khí hậu của Khu vực Tây Nam Á và Trung Á ? A.Khô nóng B.Nóng ẩm C.Mưa nhiều D.Lạnh khô Câu 2: Đâu là nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á? A. Than và uranium B. Dầu mỏ và khí tự nhiên C. Sắt và dầu mỏ D. Đồng và kim cương Câu 3. Tôn giáo chính của khu vực Tây Nam Á và Trung Á? A. Ấn Độ giáo B. Thiên chúa giáo C. Phật giáo D. Hồi giáo Câu 4. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở A. Ven vịnh Péc-xich B. Ven biển Ca-xpi C. Ven Địa Trung Hải D. Ven biển Đỏ 21